Cận cảnh nghề tận thu phế liệu làng Xà Kiều

Mỗi ngày, hàng trăm chuyến xe rác được thu gom từ Hà Nội, lên tới 80-90 tấn, chở về thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội). Dẫu biết lựa phế liệu từ rác thải là khổ cực nhưng người dân nơi đây vẫn phải chấp nhận vì cuộc sống.

Nghề thu mua rác thải, phế liệu đã tồn tại hơn 20 năm nay tại thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội).

Rác phế liệu được thu gom từ vựa là những người nhặt rác ở Hà Nội, về đến từng nhà sẽ phân ra thành các loại A, B, C,… Rác được phân loại rồi sẽ được bán cho những hộ tái chế. Trung bình mỗi cân phế phẩm từ nhựa chỉ được bán với giá 3.000 – 4.000 đồng/kg.

Dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đang phân loại rác hay đang chặt nhỏ những mảnh nhựa to để nhét vào các bao tải.

Một người phụ nữ dùng tay không để nhặt rác, trong đó có cả những mảnh kính, gương vỡ,…

Người dân ở đây chia sẻ, họ biết là khổ nhưng vẫn phải làm vì không làm thì không có việc gì để kiếm sống. 

Rác tái chế được thì đem bán, còn những loại không tái chế được thì bỏ. Chính vì vậy mà xung quanh ngôi làng ngày một ô nhiễm, những núi rác chất đống quanh năm chưa xử lý.

 

Theo anh T (sống tại thôn Xà Kiều): “Ngày trước có nhờ bên môi trường xử lý rác thải bị loại bỏ nhưng giờ họ không xử lý nữa. Bởi vậy, một số ít chúng tôi gửi vào hệ rác dân sinh. Còn lại trả cho các chủ vựa rác, sau khi thu gom phế liệu tái chế”.Tuy nhiên, do lượng rác quá lớn, nên hầu hết diện tích trống trong làng đều tận dụng làm nơi tích trữ rác.

Những căn lán được dựng tạm bên đường để thành nơi chứa rác.

Chị N kể lại: “Ngày trước có nhà máy bên Hưng Yên sử dụng công nghệ Trung Quốc thu mua phế liệu về tái chế nhưng giờ họ không làm nữa nên đại đa số rác chỉ “đắp chiếu” ở làng.

Rác chất thành núi xung quanh làng, những căn nhà cũng được tận dụng làm nơi chưa rác. Song người dân trong làng vẫn chấp nhận vì mưu sinh.

Dẫu gian khổ nhưng nụ cười vẫn xuất hiện trên môi của những con người sống trong làng.

Theo Nông nghiệp