Phương pháp neo tàu tránh bão số 10

Thời điểm cơn bão số 10 đổ bộ trên biển Đông nên việc ngư dân phải theo dõi sát các thông tin bão, áp thấp nhiệt đới để vào các điểm tránh trú bão là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả khi tàu cá đã được vào các điểm tránh trú bão thì những tai nạn đáng tiếc vẫn có thể xảy ra nếu ngư dân neo đậu tàu cá không đúng cách. Do đó, việc neo đậu tàu cá đúng cách cũng là vấn đề quan trọng mà ngư dân cần quan tâm, nhất là trong mùa mưa bão.

neo tau tranh bao 3

Ảnh minh họa

Khi tàu cá vào nơi trú bão thì việc làm đầu tiên là phải tìm chỗ neo đậu. Tùy điều kiện khu tránh, trú bão mà có nhiều phương pháp neo đậu khác nhau để tàu cá an toàn. Nếu diện tích khu neo đậu rộng và có ít tàu đang neo đậu, tốt nhất nên neo tàu một mình riêng biệt sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không va đập với bất cứ vật gì và không bị mắc cạn. Sau đó, thả từ 01 – 02 neo trước mũi tàu với chiều dài dây neo bằng 5 – 7 lần độ sâu neo.

Nếu trong khu neo đậu có các phao bù hoặc cọc neo buộc tàu, tàu buộc chặt dây neo mũi vào phao bù/cọc neo và xông dây neo ra một khoảng độ dài 5 – 7m, sau đó thả thêm neo đằng lái. Sử dụng các đệm chống va treo ở mạn tàu để tránh sự va đập giữa các tàu.

Khi trong khu neo đậu không có các phao bù/cọc neo và có quá nhiều tàu neo đậu thì cần neo tàu theo hướng phía lái vào bờ, chằng buộc vào các vật sẵn có trên bờ và thả thêm 02 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 3 tàu liền nhau và giữa các tàu phải có đệm chống va và dây liên kết.

Đối với khu neo đậu tàu ở các đảo ngoài biển, chỉ được neo đậu tàu khi bão có cường độ tối đa cấp 9. Nếu bão có cường độ mạnh từ cấp 10 trở lên thì phải đưa tàu về các khu neo đậu trong bờ, trong sông.

neo tau tranh bao 1

Neo đậu ở vụng, vịnh, đầm phá ven biển, chọn những nơi khuất gió nhất và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo một mình cách biệt với các tàu khác và cách xa các vách đá và các chướng ngại vật khác. Thả 01 – 02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 – 7 độ sâu nơi thả neo, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với bất cứ vật gì và không bị mắc cạn.

Đối với tàu thuyền nhỏ có thể kéo lên bờ cách càng xa mép nước càng tốt. Cần kê đệm, chằng buộc chắc chắn hoặc tháo máy đưa lên bờ, đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.

Trong trường hợp neo đậu trong sông, kênh, rạch thì tốt nhất di chuyển tàu sâu vào trong sông, kênh, rạch. Chọn vị trí khuất gió, quan sát hướng thả neo cho phù hợp, tốt nhất là theo hướng dọc sông sao cho khi tàu xoay chuyển các hướng mà không bị va chạm vào bất cứ chướng ngại vật gì và không bị mắc cạn. Thả 01 – 02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 – 7 độ sâu nơi thả neo.

Nếu neo đậu tại các sông vùng miền Trung, cần phải hết sức lưu ý đến lũ sau bão, không neo đậu tàu ở khu vực giữa dòng sông và không được điều động tàu di chuyển khi còn có lũ mạnh.

neo tau tranh bao 2

Yêu cầu kỹ thuật về neo và dây neo

Chất lượng dây neo cũng là vấn đề quan trọng đảm bảo độ an toàn của tàu cá. Ngư dân có thể sử dụng các loại dây neo sau để neo đậu tàu: Neo Hall (đối với tàu vỏ thép, hoặc tàu có kích thước lớn, có tời thu neo); neo hải quân (dùng cho các tàu vỏ gỗ có chiều dài dưới 20m).

Mỗi tàu cá phải trang bị ít nhất 02 neo, khối lượng neo, đường kính dây neo (dây bằng sợi tổng hợp PA) tùy thuộc vào chiều dài của tàu, cụ thể:

Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 7 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gas, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh…; chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy, hải sản trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại.

Bão số 10 vào Thanh Hóa – Quảng Bình, mạnh nhất trong nhiều năm

HOT: Bão số 10 liên tục tăng cấp, tiến thẳng vào nước ta

Theo PLGT