“Thiên cổ đệ nhất trà Việt” gọi tên trà sen xứ Huế

Trong rất nhiều loại trà ở nước ta thì trà sen xứ Huế có phần đặc biệt hơn cả bởi đây không chỉ đơn giản là một thức uống mà khi thưởng thức loại trà này còn là cả một nghệ thuật – một nét đẹp từ đời xưa truyền lại cho văn hóa vùng đất Cố đô.

Ở Việt Nam không có trà đạo như Nhật Bản nhưng những người thưởng trà trà, uống nước chè ngày một nhiều. Cũng có rất nhiều người chưa hẳn đã già nhưng họ vẫn thưởng thức trà như một thú vui tao nhã.

Xứ Huế: Tinh túy ẩm thực từ loài hoa sen

Có thể thấy hoa sen từ bao đời nay đã trở thành một biểu tượng của người dân xứ Huế

Từ bao đời nay, người Huế thường ưa dùng chè sen trên chính đất Huế, nhưng sen dùng nấu trong bữa ăn cung đình bắt buộc lấy từ hồ Tịnh Tâm và phải là sen tươi để giữ nguyên hương vị tinh túy.

Sen tươi hái về sẽ được tận dụng mọi bộ phận để chế biến: lá để gói, hấp thực phẩm cho thơm, cánh hoa dùng để ướp trà, củ sen đem hầm hoặc nhồi tôm thịt rán,…Đặc biệt, phần quan trọng nhất là tim sen sẽ được sử dụng trong đủ công thức mặn ngọt, từ món khai vị, đến món chính. Hạt sen Huế nhỏ, đặc trưng ở vị bùi rất nhẹ và khá xốp.

Sen hồ Tịnh Tâm xứ Huế nổi tiếng từ xa xưa, vốn được dùng để tiến vua, làm các món ăn, thức uống

Món làm từ sen trong cung đình Huế thì nhiều vô kể, nhưng để chọn ra đại diện cho ẩm thực hoàng gia thì người ta dễ dàng nghĩ ngay đến hai công thức: Cơm hấp lá sen và chè hạt sen nhãn lồng. Ngày nay, hai món này xuất hiện đại trà nhưng trong quá khứ, công thức trên chỉ được phục vụ trong phạm vi hoàng thất mà thôi.

Đặc biệt, cơm lá sen còn được xếp vào hàng ngự thiện, món chỉ dùng dâng vua. Đĩa cơm hấp lá sen được mô phỏng theo dáng một bông sen bung nở, cơm và nhân gói kỹ trong lá sen đã thấm nhuần cái hương thơm mát của loại thực vật đặc trưng cho xứ Huế này, tạo nên một sự giao hòa trọn vẹn giữa ẩm thực với thiên nhiên. Chè hạt sen nhãn lồng thơm lừng, thanh mát, ngọt nhẹ từ cùi nhãn và đường phèn xua đi cái oi bức… Và còn vô số món ngon khác từ sen khiến thực khách phải ngẩn ngơ nhớ về, trong đó trà ướp từ hoa sen sẽ nói lên tất cả.

Sen thì vùng nào cũng có nhưng rất nhiều người sành trà chỉ uống trà sen được ướp bằng sen Tịnh Tâm, bởi từ xưa đến nay sen Tịnh vẫn đượm hương hơn sen các nơi khác. Vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi hoa sen phủ kín mặt hồ, người ta bắt đầu dùng sen để ướp trà.

Trà được ướp cùng cánh sen thơm là thức quà được người dân xứ Huế mong chờ mỗi dịp hè đến

Huế có trà cung đình và đồng thời cũng có trà ướp bằng hoa sen tịnh tâm Huế rất nổi tiếng. Qua quy trình sấy khô bằng công nghệ đặc biệt, cho ra những thành phẩm đậm tính độc đáo.

Từ xa xưa, ở Huế đã có loại trà sen hảo hạng này. Người ta kể rằng, để pha trà cho vua chúa vào buổi chiều tối, thị nữ trong cung phải chèo thuyền ra Hồ Tịnh Tâm, cho trà vào những búp sen, sáng sớm hôm sau lại chèo thuyền ra hồ sen lấy trà ướp hương sen pha dâng lên vua.

Ngày nay, để tạo nên những ly trà sen độc đáo thì những búp sen tươi nhất sẽ được thu hái vào sáng sớm. Những búp sen này có kích thước đồng đều nhau, được chế biến theo quy trình khoa học để giữ được hàm lượng tinh dầu cao nhất có thể. Trà hoa sen Huế giữ được hơn 85% hàm lượng tinh dầu, hương vị và các khoáng chất vốn có trong sen tươi.

Dân gian còn lưu truyền chuyện hứng sương trên lá sen để lấy nước pha trà cho vua

Sau khi được xử lý loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và được tạo hình. Hoa sen tươi trải qua nhiều công đoạn sấy khác nhau, dùng kỹ thuật để đảm bảo trà hoa sen Huế vẫn còn vẹn nguyên hương thơm, màu sắc cũng như dược tính của chúng.

Thông thường, để cho ra những tách trà hoa sen Organic chính hiệu, những bông sen tươi phải trải qua từ 3 – 4 lần sấy liên tục mới cho ra những thành phẩm đạt chất lượng nhất.

Chè dùng để ướp hoa sen cũng phải là loại chè hảo hạng

Theo các nghệ nhân làm trà tiết lộ, muốn có trà ngon thì loại chè dùng để ướp cũng phải là loại hảo hạng. Tho đó, chè chỉ hái những búp chè loại “một tôm hai lá” và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5 – 7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2 – 3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800 – 1000 bông sen mà phải đúng là sen ở Hồ Tịnh Tâm mà không phải một nơi khác ở đâu tại Huế.

Để có được một ấm trà sen ướp đúng cách người làm trải qua sự vất vả. Ngay cả với cách ướp trà sen đơn giản nhất hiện nay và cũng là cách giữ được hương sen mộc mạc nhất trên từng lá trà, tốn không ít công sức của người ướp trà. Bởi vậy trà tỏa hương thơm tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài, nước pha trà được hứng từ những lá sen còn đọng sương sớm, có thể nói đây chính là “thiên cổ đệ nhất trà”.