Tiết lộ bất ngờ nguồn gốc giống nhãn tím độc lạ nhất miền Tây

“Vua nhãn tím” miền Tây cho biết, khi cán bộ nông nghiệp nguồn gốc giống nhãn tím từ đâu có, ông trả lời “từ trên trời rơi xuống”.

Giống nhãn tím đột biến xuất hiện ở Sóc Trăng thời gian qua đang gây sốt, được nhiều người săn lùng để cung ứng và tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán.

Ông Trần Văn Huy (tên hay gọi Bảy Huy, 66 tuổi, ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), được mệnh danh là “vua nhãn tím miền Tây”, cho biết, do thời tiết không thuận lợi nên nhãn năm nay ra hoa, đậu trái không được nhiều như năm trước.

“Nhãn tím đậu trái ít hơn năm trước rất nhiều do mưa đúng thời điểm cây ra hoa. Tết năm nay, mấy chục cây nhãn tím trong vườn nhà tôi chỉ cung ứng ra thị trường được khoảng 30-50kg”, ông Huy nói.

{keywords}
Ông Trần Văn Huy – “cha đẻ” của giống nhãn tím
{keywords}
Nhãn tím có màu sắc rất đẹp mắt
{keywords}
Giống nhãn tím này được nhiều người chọn để trưng Tết

Nhãn tím là loại đặc biệt, từ thân cành, lá cho đến hoa, quả đều có màu tím rất đẹp mắt. Loại nhãn này được phát hiện lần đầu tiên trong vườn nhà ông Huy cách đây gần 20 năm.  Điểm đặc biệt của nhãn tím là kháng, chống chịu các loại sâu bệnh tốt hơn hẳn các loại nhãn khác. Nhãn tím còn kháng được bệnh chổi rồng, một loại bệnh làm điêu đứng nhiều nhà vườn trồng nhãn.

“Nhãn tím này không cần nhiều công chăm sóc và phân bón, chỉ cần chiết nhánh trồng khoảng 1 năm sẽ cho trái, năng suất tương đương nhãn bình thường. Mỗi năm nhãn ra trái hai lần. Trong đó, mùa thuận thì ra trái tự nhiên, mùa nghịch là gần Tết âm lịch phải xử lý phân bón, nước,… ”, ông Huy nói.

{keywords}
Nhãn tím trồng khoảng 1 năm cây sẽ cho ra trái 
{keywords}
Mùi vị của nhãn tím tượng tự giống nhãn long

Ông Huy kể, có lần cán bộ nông nghiệp đến hỏi ông mua “giống nhãn tím này từ đâu”. “Khi đó, tôi nói mua giống từ ‘trên trời’, vì ở mặt đất này chưa ai có hết. Ông trời ban xuống cho tôi có một nhánh nhỏ thôi”, ông Huy cười nói và cho biết, đó là nguồn gốc ra đời của cây nhãn tím.

Nhiều năm trước, người dân từ các tỉnh, thành, như Hà Nội, Sài Gòn, Lạng Sơn, Hà Giang,… thậm chí du khách từ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia cũng tìm về Sóc Trăng, vượt đò sang cù lao Phong Nẫm, để tham quan vườn nhãn tím và hỏi mua nhánh đem về trồng.

“Người Thái Lan, Indonesia hỏi mua cây giống nhưng tôi nhất quyết không bán. Người Đài Loan đòi bao tiêu sản phẩm loại nhãn tím này nhưng tôi không đồng ý. Loại nhãn tím là ‘trời ban lộc’ cho gia đình tôi nên không muốn nhân rộng sang các nước khác”, ông Huy tâm sự.

{keywords}
{keywords}
{keywords}