Những thực phẩm người bị bệnh gút cần tuyệt đối tránh

Đối với người bệnh gút thì chế độ ăn uống kiêng khem là đặc biệt quan trọng để hạn chế những cơn đau hành hạ.

Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm người bị bệnh gút cần tránh:


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực phẩm giàu đạm động vật

Các loại thực phẩm giàu đạm có chứa một hàm lượng lớn chất purin, làm gia tăng chuyển hóa acid uric lên cao. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những cơn bệnh gút cấp tính. Theo các chuyên gia, người bị bệnh gút cần kiên các thực phẩm giàu đạm như: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt ngựa, gà tây); các loại hải sản (cá ngừ, ca thu, cá trình, cá ngừ, tôm, cua, ốc, sò…); nội tạng động vật các loại trứng.

Thực phẩm giàu chất béo

Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, làm tăng nguy cơ béo phì hoặc một số bệnh về tim mạch như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, hẹp động mạch do mạch máu… Các bệnh này làm gia tăng rối loạn chuyển hóa các chất khiến cho acid uric trong máu tăng cao làm bệnh gút hơn, do đó người bệnh không nên ăn. Bao gồm: mỡ động vật, nội tạng động vật, bơ, sữa, trứng, dầu thực vật, thức ăn nhanh, mì tôm, da động vật…


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực phẩm giàu vitamin C

Theo một số nghiên cứu người ta thấy rằng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Bưởi, cam, quýt, chanh, kiwi, dâu tây… Có thể làm tăng kết tủa ở cầu thận làm cho việc đào thảo acid uric bị cản trở khiến hàm lượng acid uric tăng lên ảnh hưởng tới bệnh gút. Vì vậy đối với những ai bị bệnh gút nên hạn chế bổ xung vitamin C vào buổi tối, chú ý hàm lượng điều độ không làm bệnh gout nặng hơn.

Thực phẩm giàu chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu, bia, nước ngọt có ga, cafe, cocain….Tuyệt đối nên tránh xa đối với người bị bệnh gút.

Mặc dù các chất này không chứa hàm lượng purin cao, nhưng chúng được xác định là khi vào cơ thể sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa đào thải acid uric ra ngoài cơ thể theo đường thận. Vì vậy nên những đối tượng bị gút hoặc muốn phòng ngừa bệnh tái phát không nên sử dụng các chất này.

Một số loại rau

Măng tây, cải bắp, rau chân vịt và nấm là những loại rau có nhiều purine. Những bệnh nhân gút nên giảm lượng tiêu thụ loại rau này thay vì cắt bỏ hoàn toàn. Chế độ ăn toàn rau thúc đẩy sự bài tiết purine.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút

Đối với người bệnh bị cấp tính:

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.

Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.

Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.

Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Đối với người bệnh mạn tính:

Nên áp dụng như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.