Tạo ra giống cà chua mới bằng cách chọn lọc chuỗi gen của một loài cây dại

Phương pháp mới này cho phép các nhà khoa học bắt đầu từ vạch xuất phát và bắt đầu một quá trình thuần chủng. Kỹ thuật mới có thể cho phép các nhà khoa học kết hợp đa dạng di truyền của các loài cây dại với các đặc tính di truyền được xác định bởi các thế hệ giống lai.

Con người đã trồng cây từ hàng nghìn năm trước, lai tạo để sản xuất ra các giống cây có đặc tính có lợi như là tăng khả năng chống chịu và năng suất cao. Song cây lai không phải là hoàn toàn tốt.

Nhiều giống cây hiện đại thiếu tính đa dạng di truyền do kết quả của việc lai tạo. Quá trình này cũng làm mất đi các đặc tính liên quan đến hương vị.

Với nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến lai tạo quá mức, các nhà khoa học hướng đến công nghệ chọn lọc gen CRISPR-Cas9. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CRISPR-Cas9 để chọn lọc chuỗi gen của một giống cà chua dại, thêm vào mã di truyền chịu trách nhiệm cho các đặc tính có lợi, như được xác định bởi nghiên cứu lai giống cây hiện đại. Kết quả là một cây trồng hoàn toàn mới, một giống cà chua với các đặc tính hiện đại, nhưng với các đặc tính di truyền thêm vào của cây dại.

Các nhà nghiên cứu từ Đức, Mỹ và Braxin đã làm việc để biến đổi Solanum pimpinellifolium – cà chua nho, một loài cây dại tìm thấy ở Ecuador và Peru. Quả của cây này chỉ nhỏ bằng hạt đậu, năng suất cây thấp. Các nhà khoa học đã biến đổi 6 gien của cây dại, cho phép cây cà chua mới có nhiều đặc điểm có lợi. Cây cà chua mới cho ra nhiều quả hơn và to hơn, gần bằng cà chua bi. Biến đổi gen cũng tạo ra nhiều quả hình ô van hơn, ít bị nứt khi gặp mưa. Các nhà khoa học cũng có thể tạo ra nồng độ lycopene cao hơn, một chất chống oxy hóa có giá trị.