Nông dân Lào Cai bán quýt bằng Facebook, Zalo

Không chỉ phát triển kinh tế nhờ cây quýt, người dân Mường Khương (Lào Cai) – nơi được mệnh danh là “Trường Sa cạn” – còn tìm đầu ra cho sản phẩm nhờ công nghệ.

Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 1
Huyện biên giới Mường Khương (Lào Cai) được ví như “Trường Sa cạn”, vì nhiều xã thiếu nước sinh hoạt và phát triển nông nghiệp. Đứng trước khó khăn này, người dân địa phương đã tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển quýt – loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng của vùng.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 2
Chị Pờ Thị Sen – dân tộc Pa Dí ở thôn Chúng Chải B, Mường Khương – đã gắn bó với nghề trồng quýt hơn 10 năm nay. Trước đây, gia đình chị chỉ trồng lúa, ngô và chăn nuôi, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Do đó, chị Sen cùng chồng đã quyết định đầu tư trồng quýt ngọt, khởi đầu từ 1.600 cây và dần mở rộng.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 3
Từ năm 2017, nhờ có 4G và Internet do Viettel cung cấp, các hộ nông dân có thể tự cập nhật thông tin về các kỹ thuật trong nông nghiệp, góp phần cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Anh Pờ Sen Phứ, hàng xóm của chị Sen, hào hứng cho biết nhờ kiến thức học hỏi được, anh và bà con đã nắm bắt được cách trồng quýt cho ra trái ngọt, mọng nước, đảm bảo tiêu chuẩn VietGap và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 4
Tính đến nay, gia đình chị có gần 6.000 gốc quýt ngọt, thu nhập bình quân trong 4 tháng cuối năm đạt khoảng 300 triệu đồng.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 7
Đại diện chính quyền cho biết thôn Chúng Chải có 37 hộ là người Pa Dí, Mông, Phù Lá, Thu Lao. Đất ở đây có độ dốc lớn, nhiều đá lại thiếu nước và khí hậu khắc nghiệt khiến các loại nông sản như lúa, ngô đạt năng suất thấp.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 8
Nhờ các chương trình định hướng, hỗ trợ cây giống, kỹ thuật khuyến nông và sự phủ sóng của mạng Internet do Viettel cung cấp, các hộ đã trồng thành công cây quýt và chủ động tìm được đầu ra cho sản phẩm, thay vì chờ đợi thương lái tới mua.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 9
Nhờ quảng bá tốt trên mạng xã hội, nhiều thương lái mới như chị Sàng Thị Lúa cũng đã biết tin và tìm đến vườn để tham quan, thu mua sản phẩm quýt ngọt.
Nong dan ‘Truong Sa can’ ban quyt bang Facebook, Zalo hinh anh 10
Hiện tại, 37 hộ ở thôn Chúng Chải đều có vườn quýt từ vài trăm đến vài nghìn gốc, thu nhập có thể lên tới 400 triệu đồng một năm, đồng thời mở ra thêm hướng đi phát triển du lịch. Nhiều gia đình đã thu nhập ổn định, còn tạo việc làm cho những người dân khác. Sự trợ giúp công nghệ đã giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm để xóa nghèo, vươn lên làm giàu ở vùng cao biên giới Lào Cai.