Lời khuyên ăn uống sai bét nhưng nhiều người vẫn làm hàng ngày

Có nhiều điều lâu nay chúng ta cứ tưởng là nó tốt cho sức khoẻ và làm theo nhưng không ít trong số đó thực ra là sai bét.

1-1820

Uống cà phê sau 12 giờ đêm gây mất ngủ: Tác dụng kích thích của caffeine phụ thuộc vào CYP1A2, một gen có trách nhiệm trao đổi chất caffeine. Lượng enzyme tạo ra bởi gen này chia thành ba nhóm: nhạy cảm, trung bình và thấp.

2-1821

Nhóm trung bình không nên uống cà phê 6 tiếng trước khi ngủ. Những người có độ nhạy cảm cao có thể mất ngủ dù uống cà phê vào buổi sáng. Nếu thuộc nhóm thấp, bạn có thể uống cà phê ngay trước khi đi ngủ mà không bị ảnh hưởng.

3-1821

Đun nóng mật ong tạo ra chất hydroxymethylfurfural nguy hiểm Hydroxymethylfurfural (HMF) được chứa trong tất cả các loại mật ong và nó sẽ tăng lên nếu đun nóng mật ong. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào chứng minh HMF nguy hiểm cho con người. 30mg HMF mỗi ngày là hoàn toàn an toàn.

4-1822

Khí CO2 trong đồ uống có ga hại dạ dày và xương Nghiên cứu cho thấy CO2 không ảnh hưởng hệ tiêu hóa và thậm chí còn có thể giảm chứng khó tiêu, táo bón và nó cũng không gây loãng xương. Điều này chỉ xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước ngọt.

5-1823

Da gà rất bẩn không nên ăn Người ta nói da gà có nhiều chất béo và cholesterol nhưng không biết chất béo trong da gà còn gồm các axit béo không bão hòa được các nhà dinh dưỡng khuyến khích. Bởi nó làm giảm mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

6-1823

Hơn nữa, da gà là một nguồn collagen có ảnh hưởng lớn đến cơ bắp, da và khớp của chúng ta.

7-1823

Cơ thể người tích lũy độc tố và cần thải độc thường xuyên Edzard Ernst, một giáo sư danh dự về thuốc bổ sung tại Đại học Exeter, nói rằng cơ thể của một người bình thường (không có chất ma tuý hoặc chất độc) không cần bất kỳ chất bổ sung nào để làm sạch độc tố.

8-1824

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để chống lão hóa Tất cả các loại thực vật đều có chứa chất chống oxy hóa. Tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng của các chất chống oxy hóa mới chỉ được tiến hành trong phòng thí nghiệm và chưa áp dụng với người nên không đánh giá được hiệu quả.

9-1824

Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) phân thịt đỏ vào nhóm 2A – có thể gây ung thư vì chưa có nhiều bằng chứng xác thực chứng tỏ khả năng gây ung thư của thịt đỏ.

10-1825

Các bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều hơn 70gr thịt đỏ mỗi ngày và thịt chế biến cũng nên hạn chế.