Có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng?

Có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người mắc bệnh về dạ dày này, bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển và chữa trị của bệnh. Trong khi đó, cá là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của chúng ta.

Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ cá

Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các axit amin, muối khoáng cùng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có chứa nhiều vitamin A và D, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Lượng protein có trong cá tương đối ổn định, dao động từ 16% đến 17%. Cá càng béo thì lượng nước trong cá càng ít và dinh dưỡng càng cao.

Cá chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Cá chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu có có chứa nhiều axit béo chưa no omega 3 có hoạt tính sinh học cao. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, omega 3 không những có tác dụng hạ thấp cholesterol mà còn làm giảm triglycerid ở những người có triglyceride cao, từ đó sẽ giúp ngăn ngừa mỡ máu và cân bằng huyết áp.

Cá là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitamin A và D. Lượng vitamin nhóm B ở cá tương tự như ở thịt nhưng lượng vitamin B trong cá thấp hơn thịt. Ngoài ra trong cá còn có axit folic, tocopherol, biotin, cholin và vitamin B12.

Ngoài ra, cá còn cung cấp chất khoáng cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Các khoáng chất bao gồm: Cu, Zn, lod, Co,…

Trong cá có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chúng ta nên ăn cá hằng ngày. Nhưng bạn có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng không? Hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết này.

Có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng?

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày là do bạn đã sử dụng những thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, việc sử dụng chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bệnh và kết quả chữa trị của bạn.

Tuy nhiên bạn không nên kho cá quá mặn và sử dụng nhiều gia vị

Tuy nhiên bạn không nên kho cá quá mặn và sử dụng nhiều gia vị

Từ trước tới nay, cá vẫn nằm trong TOP những loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe chúng ta. Các loại cá nước ngọt sẽ giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ nhỏ, tăng trí nhớ cho con người, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không hề gây béo phì hay thừa đạm như các loại thịt.

Cũng chính bởi vậy, các món ăn từ cá hoàn toàn không gây hại cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, người bệnh cũng cần tuân thủ những lời khuyên khi lựa chọn và chế biến các món ăn từ cá:

  • Có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng bạn nên chọn các loại cá tươi, đã được làm sạch và loại bỏ nội tạng. Không nên cố ăn nếu mua phải cá ươn, không còn tươi ngon nữa.
  • Không nên ăn các loại cá khô, cá ướp mặn phơi khô vì những loại cá này chứa lượng muối cao, cá cứng, khó tiêu hóa khiến dạ dày quá tải.
  • Bạn nên ăn các món cá hấp chín, nấu canh, luộc thay vì món cá rán nhiều dầu mỡ hay gỏi cá – các món cá sống dễ gây kích ứng dạ dày và mang theo vi khuẩn vào cơ thể nếu không được làm an toàn và sạch sẽ.
  • Không nên chọn mua các loại cá đông lạnh.
  • Nếu bạn ăn canh cá, hãy hạn chế vị chua để tránh dạ dày bị kích thích tiết dịch axit, dễ dẫn đến viêm loét.
  • Bạn không nên kho cá quá mặn hay sử dụng nhiều gia vị cay nóng như tiêu, gừng, riềng, xả để chế biến cá.

Bạn nên bổ sung cá vào thực đơn hằng ngày nhé

Bạn nên bổ sung cá vào thực đơn hằng ngày nhé

Với những lợi ích của cá, bạn hoàn toàn có nên ăn cá khi bị viêm loét dạ dày tá tràng để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể bạn nhé. Bạn chỉ cần lưu ý chế biến đảm bảo và ăn đúng cách thì dạ dày bạn sẽ không gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Những loại cá nên ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể lựa chọn những loại cá bổ dưỡng sau cho bản thân và gia đình nhé:

  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều chất béo, khoáng chất và calo cho cơ thể.
  • Cá tuyết: Cá tuyết chứa nhiều phốt pho, niacin, chất béo, protein, kcalo và vitamin B12 dồi dào.
  • Cá trích: Thịt cá trích chứa nhiều dầu, rất béo, chứa nhiều omega – 3.
  • Cá nục heo cờ: Cá thuộc vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, thịt cá chứa nhiều protein và chất béo.
  • Cá thu: Cá thu có nhiều chất béo.