Xu hướng tiêu dùng và cơ hội kinh doanh mùa cuối năm

Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng thay đổi thứ tự các yếu tố quan tâm khi mua sắm, lựa chọn sản phẩm theo tiêu chí: ưu tiên sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu, đồng thời tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…

7223aaff-f25a-4f05-a435-6d67c3d1f29c
Các doanh nghiệp phân phối lên phương án tiết giảm tối đa chi phí, đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng.

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi trong quý 3/2023, tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại và đây có thể là rào cản đối với tăng trưởng.

Điều đó càng đáng quan tâm hơn khi tiêu dùng vốn là một động lực tăng trưởng của Việt Nam, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thường sẽ xem xét lại mức độ quan trọng của hàng hóa và dịch vụ đối với gia đình và có xu hướng ưu tiên những sản phẩm mang lại giá trị trong cuộc sống hàng ngày của họ hơn.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bước vào cao điểm hàng hóa cuối năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn giá từ nay cho đến cuối năm và đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, các doanh nghiệp phân phối đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung ổn định, không có sự gián đoạn trong cung cấp hàng hóa cũng như đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.

Bà Phạm Thị Thùy Linh, Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư Tập đoàn Central Retail cho biết, các doanh nghiệp phân phối đang lên phương án tiết giảm tối đa chi phí, đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn người tiêu dùng.

Để kích cầu tiêu dùng, các địa phương trên cả nước đã sẵn sàng kế hoạch tổ chức khuyến mại cuối năm. Điểm chung là chương trình năm nay sẽ kéo dài hơn, ưu tiên quảng bá hàng Việt Nam.

Theo khảo sát của Công ty Kantar Việt Nam – doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường cho biết, dù kinh tế trong nước phục hồi nhẹ, nhưng người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập nên xu hướng tiêu dùng thay đổi nhiều. Hiện nay, có đến 28% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính (trong khi giai đoạn bình thường mới sau dịch chỉ trên dưới 21%). Gần 1/2 số gia đình được khảo sát đã thắt chặt chi tiêu bằng cách giảm đi ăn uống ở bên ngoài và giảm sử dụng dịch vụ giải trí.

Vì vậy, người tiêu dùng đánh giá lại mức độ quan trọng và ưu tiên những ngành hàng mang lại giá trị trong cuộc sống hàng, điển hình là thay đổi thứ tự các yếu tố quan tâm khi mua sắm, lựa chọn sản phầm theo tiêu chí: ưu tiên sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu, đồng thời tối ưu hóa chi tiêu bằng lựa chọn sản phẩm giảm giá, so sánh giá giữa các kênh phân phối…

ca153a8a-00ff-4f56-813b-deefd18ff26b
Người tiêu dùng có xu hướng đánh giá lại mức độ quan trọng, ưu tiên những ngành hàng mang lại giá trị trong cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, thực tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán, cần phải đưa ra những kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, đồng thời, phải có chương trình kích cầu trong ngắn hạn để giữ chân người dùng. Về lâu dài, đây vẫn là câu chuyện liên quan đến xây dựng thương hiệu doanh nghiệp để duy trì lòng tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất cần nắm rõ sự thay đổi của thị hiếu, thói quen và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, để cùng với đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp thì kết hợp với nhau làm mới sản phẩm theo xu hướng “xanh” từ bao bì đến thành phẩm…

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định: “Chúng ta phải tính đến lâu dài, đó là làm sao để chi phí sản xuất của các doanh nghiệp giảm đi, chi phí lưu thông phải giảm đi, các chi phí ở các trung tâm thương mại phải giảm thì lúc đó chúng ta mới có hy vọng giảm giá bán nhiều nhất, kích thích tiêu dùng của người dân. Đặc biệt là chúng ta làm sao có kết nối liên thông giữa các bộ phận để giảm thiểu thời gian có thể chuyển hàng hóa từ khi người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng để giảm được chi phí lưu kho, lưu bãi và giảm được chi phí khác”.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng mà chúng ta có thể tổ chức những chương trình nối tiếp nhau hoặc là liên kết với nhau để từ đó tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo Công ty Kantar Việt Nam, việc giữ được mối liên kết và giá trị sản phẩm cũng là điều vô cùng quan trọng để thu hút người mua trong dịp Tết 2024. Những sản phẩm có tính ứng dụng cao như thực phẩm, FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Xu hướng tiêu dùng cao cấp hóa sẽ chậm lại trong thời gian tới. Người tiêu dùng có thể sẽ không cắt giảm chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu và quà tặng dịp Tết, tuy nhiên, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm ở phân khúc thấp hơn hoặc nhiều khuyến mại hơn.

3738_z2962742657899_9d8265d2a38cdbda008d898b602099cc
Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm ở phân khúc thấp hơn hoặc nhiều khuyến mại hơn.

Ngoài ra, sự tiện lợi chiếm ưu thế trong việc lựa chọn kênh sắm. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng tính tiện lợi và sẽ ưu tiên những kênh mua sắm mang lại nhiều giá trị hơn, thay vì chỉ trung thành với một lựa chọn nhất định. Vì vậy, những trải nghiệm mua sắm mới nhờ sự phát triển của công nghệ như thương mại điện từ hoặc có tính tiện lợi cao như siêu thị nhỏ được dự đoán số tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong dịp Tết sắp tới.

Thị trường trong nước đang được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khoảng 10%. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng quan trọng, trong đó, đặc biệt quan tâm đến chương trình khuyến mại tập trung quốc gia và bình ổn thị trường.