Tinh hoa hương cốm Mễ Trì tô điểm cho mùa thu Hà Nội

Cốm là một trong vô số món ăn đặc sản nổi tiếng của đất Hà thành – một món ăn dân dã nhưng cũng rất sang trọng, nồng nàn mà tinh khiết. Với hương thơm của cốm quyện với lá sen, cốm Mễ Trì đã làm say lòng biết bao người từng thưởng thức.

Làng Mễ Trì có thôn Thượng và thôn Hạ, với nhiều hộ gia đình theo nghề làm cốm. Từ đầu tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân tại làng cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật cho vụ cốm – thời điểm này chính là giai đoạn cao điểm sản xuất trong vụ mùa cốm lớn nhất trong năm. Người dân nơi đây thức dậy từ 2 – 3 giờ sáng, luôn chân luôn tay từ tinh mơ cho đến tận tối muộn để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo phục vụ cho khách hàng.

ve-me-tri-xem-nguoi-dan-luyen-com6-1696557720519100330655120231031104720

Từ đầu tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân tại làng cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật cho vụ cốm mới lớn nhất trong năm.

Để có một mẻ cốm đúng chuẩn truyền thống, người thợ phải thực sự khéo tay và tinh tế khi thực hiện hàng loạt các công đoạn cầu kỳ. Lúa non gặt về được các bà, các chị tỉ mẩn ngồi nhặt rồi tuốt máy, phần rơm đem tết chổi, phần thóc đem làm cốm. Sau đó, lúa được cho vào thùng to để đãi, hạt nào không đạt chuẩn như bị lép, bị sâu bệnh sẽ nổi lên trên mặt nước, phải vớt ra vì nếu để sót sau này cốm làm ra sẽ bị đắng; chỉ những hạt chắc, mẩy mới được đem vào chảo rang, sàng sảy và cho vào cối giá 4 – 5 lượt là hoàn thành.Những hạt cốm đến tay người mua được gói tỉ mỉ bằng lá sen, rồi buộc lại bằng những cọng rơm còn xanh trông rất đẹp mắt.

nhipsonghanoihanoimoicomvn-uploads-images-tuandiep-2022-09-28-dsc-820820231031104736

Các công đoạn để làm ra được hạt cốm khá cầu kỳ, nguyên liệu làm cốm là hạt lúa nếp.

Bà Lạng (70 tuổi, người ở thôn Thượng, Mễ Trì, Hà Nội), người có nhiều năm làm nghề cốm tại làng Mễ Trì chia sẻ rằng: “Nghề làm cốm cũng giống như bao nghề khác, có rất nhiều công đoạn và những đặc trưng riêng. Ngay từ thời điểm chọn thóc cấy cũng rất quan trọng, như gia đình tôi có giống lúa riêng là nếp cái hoa vàng, thường cuối vụ cốm gia đình tôi và hai con thường cấy khoảng 2 sào ruộng để phục vụ việc làm cốm. Hạt cốm muốn thơm ngon, dẻo thì ngay từ lúc lúa chín ngả vàng thì phải tiến hành cắt rồi mang về tuốt hạt, loại bỏ vỏ và tạp chất”.

ve-me-tri-xem-nguoi-dan-luyen-com5-1696557801814202080065320231031105616

Rang cốm truyền thống dùng củi gỗ chứ không dùng than. Lúc bắt đầu rang thì phải để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa. Mỗi mẻ rang kéo dài hơn 2 giờ.

Trước đây, cốm hoàn toàn làm thủ công từng bước. Ngày nay, máy móc đã được sử dụng hỗ trợ một số công đoạn giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cốm. Ví dụ ngày trước khi giã cốm phải cần 2 người, một người đạp chày, một người ngồi đảo tay. Giờ đây đã có máy móc thay thế, chỉ cần một người ngồi đảo cốm cho đều.

Các sản phẩm từ cốm cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng theo mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài cốm tươi, chả cốm, bánh cốm, xôi cốm, cốm xao… sau này còn có thêm xúc xích cốm, xu xê cốm, sữa chua cốm, mochi cốm, bánh chưng cốm…

0bdc00afe10f36516f1e20231031105504

Các sản phẩm cốm Mễ Trì ngày càng đa dạng.

Ngày nay, Cốm Mễ Trì đã trở thành món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, trở thành món quà tao nhã nức tiếng gần xa của mảnh đất Hà thành.