Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm

Từ xa xưa, làng nghề Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội) đã nổi tiếng với nghề rèn nông cụ, dao kéo chất lượng cao. Dù trải qua hàng nghìn năm với sự đổi thay của thời thế nhưng với hơn 1.000 hộ dân vẫn bám nghề, yêu bếp than hồng, tiếng đe búa rộn ràng.

Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 1.

Chất lượng luôn đặt lên hàng đầu đó là phương châm cũng như nguyên tắc để các nghệ nhân “giữ lửa” được một làng nghề truyền thống như Đa Sỹ. Các loại dao, kéo được sản xuất tại Đa Sỹ đều được nhập phôi từ nhíp xe ô tô thải ra. Theo nhiều nghệ nhân, loại thép này có độ cứng cao, không dễ sứt mẻ, ít bị ăn mòn và giá thành rẻ. Để có một sản phẩm hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau dưới đôi tay dẻo dai, tận tụy của những nghệ nhân Đa Sỹ.

Sản phẩm của làng nghề Đa Sỹ hiện nay đa dạng, mẫu mã đẹp, bắt mắt và không kém cạnh so với những sản phẩm công nghiệp bằng inox. Trước đây, làng nghề chủ yếu sản xuất nông cụ như cuốc, xẻng, xà beng, búa, liềm… phục vụ sản xuất nhưng đến thời điểm hiện tại dao kéo vẫn là mặt hàng chủ đạo. Tiếng tốt đồn xa cứ thế sản phẩm dao, kéo của Đa Sỹ đi khắp muôn nơi. Điều này, mang lại thu nhập ổn định cho hơn 1.000 hộ dân bám trụ với nghề. Thậm chí, nhiều thế hệ trẻ vẫn miệt mài theo nghề cha ông truyền lại.

Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, Đa Sỹ cũng nắm bắt xu hướng mới, nhiều gia đình đã tự quảng bá sản phẩm của mình qua các trang thương mại điện tử, kênh bán hàng online trên mạng xã hội, xây dựng website… hoạt động hiệu quả. Mỗi ngày hàng vạn sản phẩm của Đa Sỹ được chuyển đến tay người tiêu dùng trên khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Khi có khách du lịch đến thăm làng nghề, nhiều nghệ nhân còn nhiệt tình hướng dẫn du khách trải nghiệm, tự tay làm ra những con dao sắc bén nhất cho mình.

Đến Đa Sỹ vào ngõ, ngách nào cũng nghe thấy tiếng búa tay, búa máy, tiếng máy mài, máy cắt… vang lên rộng ràng như có hội. Hàng trăm nghệ nhân hàng ngày vẫn nổi lửa để thắm lên niềm vui lao động, làm gương cho con cháu nối nghiệp, để Đa Sỹ luôn là làng nghề truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 3.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 4.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 5.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 6.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 7.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 8.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 9.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 10.
Bếp lửa bập bùng ở làng nghề dao kéo nghìn năm - Ảnh 11.

1. Đa Sỹ có hơn 1.000 hộ bám nghề rèn do cha ông để lại, với các nghệ nhân, giữ nghề luôn là điều cốt yếu. Chính điều này đã khiến Đa Sỹ luôn luôn tự hào là một trong những làng nghề truyền thống giữ được nét đặc trưng riêng giữa Thủ đô dù qua bao đổi thay.

2. Nghệ nhân Hoàng Văn Cung cho biết ông nối nghiệp cha ông đã 40 năm, hàng ngày ông vẫn cùng con trai làm ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân khắp cả nước.

3. Mỗi động tác, công đoạn để sản xuất ra những con dao, chiếc kéo vừa sắc bén vừa rắn chắc đòi hỏi các nghệ nhân phải cẩn trọng.

4. Nghệ nhân Thủy Hoàng ngày nào cũng nổi lửa lò rèn từ sáng sớm đến gần trưa, ông cho biết nghề rèn ngấm vào máu rồi nên dù khó khăn vất vả thế nào cũng cố gắng vượt qua để phát triển.

5. Trong khi nghệ nhân Hoàng là người đứng lò, trực tiếp quại đe búa thì vợ là người thực hiện công đoạn cắt tỉa phần thép thừa.

6. Nghệ nhân Hoàng Văn Chinh cùng vợ thực hiện công đoạn mài tạo hình lưỡi dao, đây là công đoạn tưởng chừng dễ nhưng nếu không có kinh nghiệm lưỡi dao sẽ bị “non” không sắc, dễ biến dạng khi sử dụng.

7. Từng nhịp búa, tiếng máy mài, máy cắt vang lên đều đặn khắp Đa Sỹ.

8. Mỗi công đoạn được nghệ nhân hướng dẫn cụ thể, tận tình cho khách ngoại quốc.

9. Hồng Thanh – một hướng dẫn viên du lịch thường xuyên đưa khách ngoại quốc đến Đa Sỹ trải nghiệm làm những chiếc dao kéo chính hiệu mang về quê hương.

10. Nghệ nhân Chinh cho biết, rất nhiều khách thích thú trải nghiệm được tận tay làm ra những chiếc dao, chiếc kéo.

11. Bà Hà – vợ của nghệ nhân Hoàng Văn Cung bên gian hàng nông cụ sản xuất nông nghiệp do gia đình sản xuất. Bà nói: “Nông cụ sản xuất nông nghiệp người dân vẫn có nhu cầu rất nhiều chứ không như nhiều người nghĩ”.