Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm trong nước giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một số địa phương. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trong nước dao động trong khoảng 148.000-149.000 đồng/kg, nơi cao nhất khoảng 150.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay giảm nhẹ tại một số địa phương. |
Cụ thể, giá tiêu tại khu vực Đông Nam Bộ, giảm nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 148.000 -150.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 150.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk giảm nhẹ 1.000 đồng/kg được thu mua ở mức 149.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 149.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận giữ ở mức 150.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/ so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 148.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 đồng/; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay giữ ở mức 148.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.189 USD/tấn, giảm 0.02%; giá tiêu trắng Muntok đạt 9.154 USD/tấn, giảm 0.03%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil được giữ ổn định ở mức 7.125 USD/tấn.Giá tiêu đen ASTA của Malaysia cũng được giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Thị trường hồ tiêu gần đây cho thấy những biến động lớn
Hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khoảng 50.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam. |
Trong báo cáo tuần mới nhất, IPC nhận định, thị trường hồ tiêu gần đây cho thấy những biến động lớn, đặc biệt là với các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu như Indonesia và Việt Nam.
Indonesia đã bước vào mùa thu hoạch tiêu vào tháng 7, với kỳ vọng sản lượng cao tại các khu vực trồng trọt chủ chốt. Các cơn mưa không đều trong giai đoạn phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trái tiêu. Tuy nhiên, mặc dù sản lượng được dự báo là khả quan, giá tiêu có thể không chịu nhiều ảnh hưởng do hành động tích trữ của các nhà đầu cơ, những người đã nhanh chóng mua lại nguồn cung có sẵn.
Trong khi đó, hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khoảng 50.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam, thế nhưng từ đầu năm, lượng hồ tiêu xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này giảm sâu.
Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho rằng, tình trạng mất mùa tại vùng sản xuất hồ tiêu chính của Trung Quốc khá đáng lo ngại, đầu cơ cũng đang găm hàng. Giá tiêu trắng tại Hải Nam, Trung Quốc ghi nhận tăng mạnh trong 1 tháng qua, do Trung Quốc dự kiến sản lượng thấp và đầu cơ tại nội địa.
Nhiều chuyên gia cho rằng, có lẽ Trung Quốc đang chờ thông tin và các đợt ra hàng mới từ vụ thu hoạch ở Indonesia. Nếu vụ mùa ở quốc gia Đông Nam Á này kém thuận lợi, tình trạng sản lượng thấp và đầu cơ tại nội địa Trung Quốc kéo dài khiến họ phải tăng cường nhập khẩu mạnh trở lại hồ tiêu Việt Nam. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cuối năm của hồ tiêu Việt Nam.
Trong báo cáo tuần mới nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhận định, thị trường hồ tiêu gần đây cho thấy những biến động lớn, đặc biệt là với các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu như Indonesia và Việt Nam.
Indonesia đã bước vào mùa thu hoạch tiêu vào tháng 7, với kỳ vọng sản lượng cao tại các khu vực trồng trọt chủ chốt. Các cơn mưa không đều trong giai đoạn phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trái tiêu.
Tuy nhiên, mặc dù sản lượng được dự báo là khả quan, giá tiêu có thể không chịu nhiều ảnh hưởng do hành động tích trữ của các nhà đầu cơ, những người đã nhanh chóng mua lại nguồn cung có sẵn.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu