“Mỗi xã một sản phẩm OCOP” là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm. Để đưa sản phẩm OCOP vươn xa, các chuyên gia cho rằng tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi.
Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg, Thủ tướng phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020. Trong tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, để tiếp tục nhân rộng và phát triển.
Ngày 12/07/2024, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa”. Qua buổi Tọa đàm, các chuyên gia, các nhà quản lý góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh OCOP hiện nay, qua đó, đề xuất những giải pháp để tiếp sức cho sản phẩm OCOP vươn xa, góp phần nâng cao đời sống nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn, phát triển bền vững.
Đối mặt với những rào cản
Bà Hoàng Thanh Nhàn – Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng cho rằng tuy đạt được những kết quả tích cực như trên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn những rào cản chưa được sự đảm bảo tính bền vững. Số lượng phát triển nhanh, song, số lượng và chất lượng chưa đi đôi, nhiều sản phẩm OCOP vẫn còn những hạn chế, do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, thiếu chính sách giữa sản xuất và cung ứng.
Phân tích về những mặt chưa được của Chương trình OCOP, PSG.TS. Mai Quang Vinh – Viện trưởng Viện Công nghệ xanh cho biết “Chúng ta phải thừa nhận rằng sau 6 năm triển khai, việc chuyển đổi tư duy sản xuất, tư duy kinh tế là cả quá trình rất gian khổ, không đơn giản chút nào, từ sản xuất đơn thuần phải tính đến sản xuất chất lượng cao như thế nào, bán đi đâu, bán được giá hay không, vay đồng vốn có lãi hay không… Do vậy, trong thời gian tới, các chủ thể OCOP cần phải tiếp tục khắc phục.”
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính thời vụ; không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe; thị trường cũng yêu cầu cần phải được đảm bảo về số lượng, chất lượng; năng lực sản xuất, phân phối thương mại của các cơ sở sản xuất OCOP còn yếu, mẫu mã bao bì chưa tạo sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
PGS.TS.Mai Quang Vinh chỉ ra, các sản phẩm của chúng ta hiện nay chưa thuyết phục được lượng lớn đối tác, người tiêu dùng vì chưa minh bạch trong truy xuất nguồn gốc.
“Chính vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải khắc phục những hạn chế này khi nhà cung cấp đã có, công nghệ đã sẵn sàng, cơ chế chính sách đ hỗ trợ. Việc sản xuất một sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, mẫu mã bắt mắt, minh bạch về thông tin truy xuất là mục tiêu cần được đặt rõ.” PGS.TS. Mai Quang Vinh nêu rõ.
Bên cạnh đó, đến năm 2027, Việt Nam sẽ hoàn thành những cam kết về chống biến đổi khí hậu tại COP26, trong đó tiêu chí NetZero đến năm 2050 có lượng phát thải carbon thấp. Vì vậy, tất cả sản phẩm của chúng ta phải có chứng chỉ carbon thấp, có dán nhãn xanh.
Ngoài ra, chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nên càng cần phải làm ngay để năng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Nếu chúng ta dễ dãi trong việc công nhận sản phẩm OCOP, chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì đẹp mà không quan tâm đến chất lượng, minh bạch, các vấn đề môi trường – xã hội… sẽ không đạt hiệu quả. Thế giới đã đi rt nhanh về vấn đề này thì chúng ta cũng cần tăng tốc để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu đến cả những thị trường khó tính.
“Tôi cũng mong muốn chúng ta siết chặt mối quan hệ 5 nhà, đó là: Nhà nước – Nhà nông – Nhà thương nghiệp – Nhà băng – Nhà khoa học. Đây phải là mối quan hệ sát sườn, thực chất thì mới có thể thành công…” PGS.TS Mai Quang Vinh bày tỏ.
Phó Trưởng ban khách hàng cá nhân Agribank, ông Chu Ngọc Quý thừa nhận: Ngân hàng cũng gặp một số vướng mắc khi cho vay như các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP thường có quy mô nhỏ, việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn hạn chế dẫn tới khách hàng thường ít có nhu cầu vay vốn.
“Các đơn vị còn gặp khó trong tiếp cận với thị trường, chế độ thống kê, kế toán còn hạn chế, ngần ngại trong minh bạch kinh doanh tài chính với ngân hàng; mua bán hàng hóa thiếu hóa đơn, không đảm bảo chế độ phát hành hóa đơn của Nhà nước, nên ngân hàng không đủ cơ sở để đánh giá, thẩm định cho vay…”, ông Chu Ngọc Quý chia sẻ.
Để sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa
Chia sẻ góc nhìn từ cho vay vốn sản phẩm OCOP, ông Phạm Trường Giang, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Thọ, cho rằng OCOP lựa chọn sản phẩm trọng tâm gắn với văn hóa địa phương, vùng miền nhưng thực tế tính vươn xa còn hạn chế. Nguyên nhn là do năng lực quản trị, tiềm lực tài chính các chủ sở hữu sản phẩm OCOP hạn chế, muốn làm lớn thì không đủ vốn, các chính sách hỗ trợ chỉ là điều kiện ban đầu.
Ông Phạm Trường Giang khẳng định, ngân hàng không thiếu vốn và lãi suất hiện nay không phải là quá cao, kỳ hạn không phải là vấn đề, nhưng dư nợ cho vay OCOP thấp là do chưa có gói tín dụng riêng cho sản phẩm OCOP. Ngoài ra, giữa ngân hàng, khách hàng còn thiếu sự kết nối, tư vấn để sử dng đồng vốn đó ra sao trong phương án sản xuất kinh doanh để quản lý được dòng tiền, đảm bảo được khoản vay.
“Giữa ngân hàng và chủ thể OCOP cần phải phối hợp ra sao để không chạy theo số lượng, hình thức, chỉ tiêu nghị quyết phát triển sản phẩm OCOP, không để buông trôi nó đi, hỗ trợ làm sao để sản phẩm phải sống được”, ông Giang nêu vấn đề.
Ông Chu Ngọc Quý, Phó trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cho biết từ năm 2018 đến nay, Agribank cho vay vốn 500 tỉ đồng để khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Ngoài ra, từ tháng 1, Agribank tiếp tục dành 2.000 tỉ đồng tín dụng cho vay OCOP, đến nay đã có 28/171 chi nhánh cho vay được hơn 101 tỉ đồng. Trong đó, sản phẩm OCOP từ 3 – 5 sao được hưởng lãi suất thấp hơn 2% so với mức lãi suất sàn.
Tại Agribank, khách hàng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP có thể vay vốn không có đảm bảo tài sản với mức vay lên tới 1 tỉ đồng (đối với hợp tác xã, chủ trang trại); hoặc tối đa 80% dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
PGS.TS Mai Quang Vinh đã đưa ra 7 giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ cho các sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa.
Một là, cần hỗ trợ cơ sở sản xuất nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tập trung hỗ trợ vào chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Hai là, tăng cường liên kết giữa các sản phẩm. Nhà nước cần tìm lời giải, giúp các cơ sở liên kết với nhau trong chuỗi giá trị tạo sức mạnh thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường.
Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trong các kênh trong và ngoài nước. Đồng thời cần khuyến khích các cơ sở sản xuất quan tâm đến bộ nhận diện thương hiệu, đây là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Bốn là, sản phẩm OCOP cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ. Phải ứng dụng quản lý, chất lượng truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ hiện đại đến từng khâu sản xuất để đáp yêu cầu từ các thị trường khó tính.
Năm là, phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ để sản phẩm lan tỏa ra thị trường
Sáu là, các chương trình OCOP cần tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của người dân.
Bảy là, nguồn vốn đối với chương trình OCOP cực kỳ quan trọng, phía Ngân hàng cần kết hợp với các bên tư vấn, cơ quan quản lý vận đồng tuyên truyền để các cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư về công nghệ, chất lượng sản phẩm và việc truyền thông tới người tiêu dùng… góp phần giúp các sản phẩm OCOP mang lại lợi nhuận, qua đó triển khai hiệu quả nguồn vốn vay.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu