Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19 – 24/12)

Trên rau màu vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc có khả năng xuất hiện bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp, dòi đục hành… trên rau tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá trên cây cà chua… tiếp tục gây hại.

62

1. Các tỉnh phía Bắc

– Cây ngô: Bệnh đốm lá Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột, bệnh lùn sọc đen tiếp tục tăng; bệnh khô vằn, sâu cắn lá… tiếp tục gây hại.

– Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp, dòi đục hành… trên rau tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá trên cây cà chua… tiếp tục gây hại.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An và có xu hướng tăng; Bọ hung đen gây hại ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát pha và đất thịt nhẹ mức độ hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ; Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại nhẹ.

– Cây ăn quả (cam, chanh, bưởi): Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo, ruồi đục quả, nhện hại…tiếp tục gây các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.

– Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại có xu hướng tăng  Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.

– Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng, bệnh khô cành, rệp các loại,.. trên cây cà phê tiếp tục gây hại trên các vườn cây, mức độ tăng chậm. Hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém, phòng trừ sâu bệnh không tốt.

– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn, …tiếp tục gây hại cục bộ trên đồng ruộng. 

– Châu chấu lưng vàng: Tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa

– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt…hại trên lúa mùa, lúa vụ 10+12 giai đoạn chín – thu hoạch.

– Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn… phát sinh hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – đẻ nhánh.

– Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch.

– Chuột: Gây hại nhẹ trên các trà lúa và hại cục bộ trên giống gieo.

– OBV: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

b) Cây trồng khác

– Cây ngô và rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh trên thân-lá-rễ…hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân+bắp,…hại ngô giai đoạn trỗ cờ – thu hoạch…

– Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm mắt cua… tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm…tiếp tục gây hại.

– Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng, bệnh thán thư…tiếp tục hại.

– Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh rượu lá, bệnh đốm vòng… phát sinh hại phổ biến trên mía giai đoạn chín sinh lý-thu hoạch; Sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, bệnh sọc đỏ, bệnh trắng lá do Phytoplasma… gây hại cục bộ mía vùng ổ dịch.

– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá… gây hại nhẹ.

– Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh gây hại.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư… tiếp tục phát sinh gây hại.

3. Các tỉnh phía Nam                              

a) Cây lúa

– Rầy nâu: Phổ biến tuổi 3-4. Các tỉnh theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý rầy nâu hiệu quả.

Những khu vực xuống giống lúa Đông Xuân đợt cuối tháng 12/2017 đầu tháng 01/2017 cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn, đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy đạt hiệu quả nhất.

– Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát triển thuận lợi và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị, không phối trộn nhiều loại thuốc hoặc phun phân bón lá, phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng; khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý đối với OBV, sâu năn, bệnh bạc lá vi khuẩn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh – trỗ – chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại nhẹ.

b) Cây trồng khác

– Cây nhãn: bệnh chổi rồng nhãn tăng diện tích nhiễm.

– Cây thanh long: bệnh đốm nâu giảm nhẹ diện tích nhiễm.

– Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm giảm diện tích nhiễm.

– Cây điều: diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tăng.

– Cây dừa: diện tích nhiễm bọ cánh cứng tăng nhẹ và  diện tích nhiễm bọ vòi giảm nhẹ.

– Cây cà phê: Bệnh khô cành giảm nhẹ diện tích và rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

Theo Cục BVTV