Tuyên Quang: Lợn đen chăn nuôi truyền thống vẫn đắt hàng

Giá lợn hơi bản địa vào thời điểm trước, trong và sau Tết Đinh Dậu cho đến nay vẫn luôn ổn định trên 70 nghìn đồng/kg.

Người nuôi heo ‘chết’, đại lý thức ăn chăn nuôi cũng ngắc ngoải

Thịt lợn sạch theo quy trình chăn nuôi thân thiện

Nghịch lý giá lợn từ chuồng ra chợ: Hé lộ thủ đoạn dìm giá

lon den van dat hang

Ảnh minh họa

Thông tin trên do một số hộ chăn nuôi lợn bản địa bán hoang dã tại xã Lăng Can, Thổ Bình, huyện Lâm Bình và xã Năng Khả, Cô Lôn, Thanh Tương, huyện Na Hang (Tuyên Quang), cho biết.

Chính vì thế, người chăn nuôi vẫn thu được hiệu quả cao hơn so với chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp. Đặc biệt là việc chăn nuôi lợn bản địa đơn giản, chỉ cần tận dụng các loại củ quả từ sản phẩm nông nghiệp nghiền nhỏ, trộn lẫn các chất thô như thân cây chuối, rau lang… là lợn đã đủ dinh dưỡng, lớn nhanh.

Hơn nữa, giống lợn bản địa có sức đề kháng tốt, chịu đói rét, chuồng trại chăn nuôi cũng đơn giản, ít bệnh tật, nên phù hợp với chăn thả của nông dân vùng cao. Để phát huy thế mạnh đó, Tuyên Quang đã quy hoạch 173 vùng chăn nuôi lợn thịt đặc sản (còn gọi là lợn đen bản địa) tại 4 huyện vùng cao: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên với phương thức trợ giúp các hộ chăn nuôi trao đổi thông tin, kiến thức trong lai ghép, tránh cận huyết, giúp tuyển chọn con giống bản địa tốt khỏe, phục vụ cho duy trì và phát triển đàn.

Theo Nông nghiệp