Bản tin thị trường lúa gạo tuần 4 (từ 22/01 – 26/01/2018)

Giá gạo 5% tấm của các nhà xuất khẩu gạo lớn đều tăng mạnh. Philippines hoãn kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo. Giá lúa tại ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ.

ta-co-dam-hoc-campuchia-lam-lua-gao-khong_301447940

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

– Trong tuần, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tiếp tục tăng lên mức 444 USD/tấn, tăng 24 USD/tấn (+5,7%) so với tuần trước. Mức giá này cao hơn khoảng 16,8% so với cùng kì năm ngoái.

– Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng lên mức 446 USD/tấn, tăng 3,2% so với tuần trước, cao hơn cùng kì năm ngoái khoảng 20,5% và đạt mức cao nhất trong 6,5 năm trở lại đây.

– Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng mạnh, đạt mức 450 USD/tấn, tăng 25 USD/tấn (+5,9%) so với tuần trước. Mức giá này vẫn cao
hơn cùng kì năm ngoái 21,6%.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO QUỐC TẾ

– Chính phủ Philippines quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu gạo trong năm 2018 của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) vì tin rằng nguồn cung gạo nội địa vẫn đảm bảo được yêu cầu tối thiểu. Theo dự báo của Cục Thống kê Philippines (PSA), sản lượng thóc quý I/2018 sẽ tăng 5,65% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,67 triệu tấn. Diện tích và năng suất tại nhiều khu vực dự báo đều tăng so với năm ngoái. “Người nông dân đang rất lạc quan vì năng suất của cây lúa cải thiện nhờ có đủ nguồn nước tưới tiêu và điều kiện thời
tiết thuận lợi,” PSA cho biết.

– Vừa qua, Liên đoàn gạo Campuchia, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp nước này phối hợp cùng ra mắt thương hiệu gạo thơm mới “Malys Angkor”. Campuchia là nước xuất khẩu gạo mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh trực tiếp với gạo thơm của Thái Lan và Việt Nam.

– Quan chức cao cấp nông nghiệp Indonesia cảnh báo nhập khẩu gạo có thể gây tác động tiêu cực cho sản xuất trong nước. Giám đốc chuyên trách về cây Lương thực, Bộ Nông nghiệp Indonesia ông Sumarjo Gatot Irianto cho biết qua dữ liệu vệ tinh, Indonesia hoàn toàn có thể sản xuất đủ gạo đáp ứng nhu cầu trong nước.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

5444_gao1010201585155577-8915-1464507908

– Trong tuần qua, giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng so với tuần trước. Giá lúa IR50404 (khô) tăng lên mức
5.550 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg (+0,9%) so với tuần trước. Giá lúa IR50404 (khô) tại Cần Thơ là 6.200 đồng/kg, tại Kiên Giang là 5.800 – 6.200 đồng/kg, tại Tiền Giang là 6.000 đồng/kg

– Tại Bến Tre, Sóc Trăng, giá lúa OM 6976 (khô) ổn định ở mức tương ứng 6.600 đồng/kg và6.000 đồng/kg.

– Giálúa Jasmine (khô) tại Cần Thơ không đổi so với tuần trước, đạt 7.400 đồng/kg.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO TRONG NƯỚC

– Tính đến ngày 25/01/2018, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL xuống giống vụ Đông Xuân 2017-18 khoảng 1,530 triệu ha/ 1,560 triệu ha diện tích kế hoạch.

– Theo UBND tỉnh An Giang, năm 2017, toàn tỉnh đã xuất khẩu gạo đạt 430 ngàn tấn, tương đương 209,2 triệu USD, so cùng kỳ tăng 8,96% về lượng và tăng 19,15% về kim ngạch; so kế hoạch đạt 79,65% về lượng và 87,16% về kim ngạch. Xuất trực tiếp qua 56 nước, gồm 15 nước châu Á, 10 nước châu Âu, 15 nước châu Phi, 4 nước châu Mỹ, 12 nước châu Đại Dương, tăng 9 nước so với cùng kỳ năm trước.

Tuy thị trường xuất khẩu trầm lắng trong những tháng đầu năm, nhưng vào những tháng cuối năm hoạt động xuất khẩu gạo sôi động trở lại nhờ nhu cầu gia tăng tại các thị trường Trung Quốc, Philippines.

– Kết thúc cuộc đấu thầu, Bulog (Indonesia) chỉ chốt mua 346.000 tấn của các nhà cung cấp Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Trong đợt đấu thầu nói trên, Việt Nam trúng thầu với khối lượng lớn nhất là 141.000 tấn, tiếp đó là Thái Lan với 120.000 tấn, Pakistan 65.000 tấn và Ấn Độ 20.000 tấn. Giá trúng thầu (giá C&F) của Việt Nam là 466 USD/tấn (lô 70.000 tấn) và 464 USD/tấn (lô 71.000 tấn). Gạo giao dịch là loại trắng thu hoạch trong niên vụ 2017/18 (đã thu hoạch không quá 6 tháng), 0-5% tấm và 5-25% tấm. Hàng sẽ giao tới Indonesia muộn nhất là ngày 28/2/2018.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn