Bản tin thị trường lúa gạo tuần 3 (từ 15/01 – 19/01/2018)

Giá gạo cá c thị trường xuất khẩu lớn là Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan đều tăng Indonesia dự kiến nhập khẩu 500.000 tấn gạo có nguồn gốc Việt Nam, Thái Lan và Pakistan. Giá gạo trung bình tại đồng bằng sô ng Cửu Long tăng nhẹ do diễn biến tích cực của xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt đang tồn hơn 760.000 tấn gạo trong kho.

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

quy-trinh-che-bien-gao

– Trong tuần, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tiếp tục tăng lên mức 420 USD/tấn, tăng 4 USD/tấn (+1%) so với tuần trước. Mức giá này
cao hơn khoảng 15% so với cùng kì năm ngoái.

– Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng lên mức 432 USD/tấn, tăng 2,9% so với tuần trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn cùng kì năm ngoái khoảng 21,7%.

– Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng mạnh, đạt mức 415 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn (+5,1%) so với tuần trước. Mức giá này vẫn cao hơn cùng kì năm ngoái 13,69%.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO QUỐC TẾ

– Theo Bộ Công Thương, hôm 15/1, Tổng cục Hậu cần quốc gia Indonesia (BULOG) mới đây công bố thông báo mời thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng (0-5% tấm và 5-25% tấm) từ tất cả các nước, mở thầu theo hình thức G2P cho tất cả các nhà thầu quan tâm trong nước và nước ngoài. Giá dự thầu tính theo USD/MT, theo điều kiện giao hàng CFR –FO cảng Indonesia. Giao hàng muộn nhất ngày 28/2. Động thái này của Chính phủ Indonesia nhằm kìm hãm đà tăng của giá lúa gạo. Giá gạo nước này tăng 4% trong giai đoạn từ 11/1 đến ngày 8/11 lên mức 11.900 rupee/kg, theo dữ liệu từ Ngân hàng Indonesia. Giá gạo chất lượng trung bình loại 1 (chủ yếu tiêu thụ bởi người có thu nhập trung bình và thấp) thậm chí tăng 4,4% lên 12.050 rupee/kg.

– Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cameroon, nước này đang hợp tác phát triển 37 giống lúa mới với Hàn Quốc. Trong khuôn khổ chương trình này, 15 tấn hạt giống gạo thường và3 tấn hạt giống gạo vùng cao đã được phân phối đến các nhà sản xuất, dự kiến, phủ rộng được 600 ha đất sản xuất lúa.

– Theo Hiệp hội Lúa gạo Myanmar cho biết, tính đến 5/1, Mynamar đã xuất khẩu hơn 2,6 triệu tấn gạo trong năm tài chính 2016-17. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 480 triệu USD trong năm ngoái.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

lua_uacy

– Trong tuần qua, giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng so với tuần trước. Giá lúa IR50404 (khô) tăng lên mức 5.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg (+1,9%) so với tuần trước. Giá lúa IR50404 (khô) tại Cần Thơ là 6.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với tuần trước

– Tại Bến Tre, Sóc Trăng, giá lúa OM 6976 (khô) ổn định ở mức tương ứng 6.600 đồng/kg và6.000 đồng/kg.

– Giá lúa Jasmine (khô) tại Cần Thơ không đổi so với tuần trước, đạt 7.400 đồng/kg.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO TRONG NƯỚC

– Tính đến ngày 11/01/2018, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL xuống giống
vụ Thu Đông khoảng 860.000/810.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch hoàn tất với năng suất khoảng 5,3 tấn/ha; vụ Đông Xuân 2017- 18 xuống giống khoảng 1,35 triệu ha/1,56 triệu ha diện tích kế hoạch, hiện đã thu hoạch được khoảng 40.000 ha.

– Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam tính đến tháng 1/2018, số lượng gạo tồn trong kho của các doanh nghiệp vào khoảng 764.000 tấn. Trong đó, Tổng công ty lương thực Miền Nam là gần 209.000 tấn, Tổng công ty Lương thực miền Bắc gần 107.000 tần. Số còn lại là của các doanh nghiệp khác thuộc hiệp hội.

– Sáng 15/1, tại TP Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang nhằm giới thiệu kêu gọi đầu tư vào trọng tâm vào ngành nông nghiệp vàdu lịch của tỉnh. Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đã nêu bật những tiềm năng lợi thế của tỉnh, như điều kiện tự nhiên đủ cả đồng bằng, núi, rừng và biển đảo… để phát triển kinh tế, du lịch. Thổ nhưỡng của tỉnh phù hợp cho trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Hàng năm Kiên Giang sản xuất sản lượng lúa đạt trên 4,5 triệu tấn, có khả năng xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn