Dây chuyền khép kín cho năng suất 300 tấn hạt mắc ca mỗi ngày

Với việc nâng cấp lò rang sấy thủ công thành dây chuyền chế biến mắc ca quy mô, anh Đỗ Đình Dũng ở Lâm Đồng đã nâng sản lượng từ 20-30 kg lên 200-300kg mỗi ngày.

– Tại sao anh lại có ý tưởng xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc ca?

– Năm 2013, bà con  ở Lâm Đồng đã trồng thành công cây mắc ca nhưng lại chưa có doanh nghiệp nào thu mua chế biến để đảm bảo đầu ra. Đối tượng thu mua thời điểm đó chỉ là các cơ sở ươm giống và hộ gia đình chế biến mắc ca nhỏ lẻ. Với mong muốn giúp nông dân giải quyết vấn đề tiêu thụ hạt mắc ca nên tôi quyết định xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm này.

polyad

Anh Dũng giới thiệu về sản phẩm hạt mắc ca. Ảnh: Đỗ Đình Dũng.

– Anh từng gặp khó khăn gì khi phát triển việc kinh doanh?

– Tôi bắt đầu chế biến hạt mắc ca bằng chiếc lò nướng bánh và một số dụng cụ có sẵn của gia đình. Sau khi thử nghiệm thành công, tôi mua thêm lò nướng, máy hút chân không, dụng cụ tách hạt chuyên dụng; tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình và người thân để chế biến sản phẩm rồi bán ra thị trường. Tuy nhiên, thời điểm đó, do máy móc thô sơ, thời gian chế biến lại mang tính chất thời vụ nên gia đình chỉ sản xuất được 20-30 kg hạt mỗi ngày.

Sau một thời gian, nhận thấy hạt mắc ca được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, năm 2014, tôi nghỉ việc cơ quan, dành thời gian để nghiên cứu, đầu tư dây chuyền máy móc với công suất lớn đồng thời thuê thêm nhân công. Nhờ đó, sản lượng thu hoạch cũng tăng lên 200-300kg mỗi ngày. Năm 2016, tôi quyết định mở rộng quy mô cơ sở thành nhà máy công suất 500 tấn mỗi năm, với dây chuyền khép kín theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP.

– Quy trình sản xuất hạt mắc ca của công ty anh có gì khác biệt?

– Sau khi thu mua, hạt mắc ca được đưa về nhà máy rửa sạch, loại bỏ những hạt không đạt tiêu chuẩn sau đó phân loại theo kích cỡ. Tiếp theo, hạt được cho vào hệ thống làm khô bằng gió cho đến khi độ ẩm đạt10% rồi tới 2%. Kết thúc quá trình này, hạt được đưa vào kho lưu trữ để sản xuất thành phẩm.

Quá trình sản xuất thành phẩm gồm các bước: đưa hạt vào máy sấy chín, cắt tách vỏ và đóng gói. Hệ thống nhà xưởng khép kín đảm bảo theo nguyên tắc một chiều, gia công đóng gói trong phòng kín vô trùng. Quy trình rang sấy hệ thống được cài đặt chế độ tự động để cho ra chất lượng sản phẩm đồng đều. Các công đoạn được giám sát bằng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP.

polyad

Hạt mắc ca là sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Bizmedia.

– Trong quá trình sản xuất hạt mắc ca, anh gặp những khó khăn gì?

– Do hạt mắc ca nguyên liệu tại Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nên vào thời điểm khan hiếm hàng nhập, công ty chịu sự cạnh tranh lớn từ các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn. Việc thu mua hạt nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, nông dân trồng không tập trung làm tăng chi phí vận chuyển. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế còn hạn chế nên chất lượng hạt không cao dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn.

Ngoài ra, nhà máy chỉ chạy hết công suất từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, tháng 4 đến tháng 6, hoạt động khoảng một phần ba công suất. Các tháng còn lại, nhà máy duy trì cầm chừng hoặc ngưng hoạt động do thiếu nguồn nguyên liệu.

– Quá trình điều chỉnh quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật rang sấy của công ty được hoàn thiện như thế nào?

– Hạt mắc ca là sản phẩm mới tại Việt Nam nên chưa có máy móc chuyên dụng để chế biến, do đó, tôi phải mất khá nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu thiết kế dây chuyền. Trong quá trình làm, một số máy móc nhập về không phù hợp gây lãng phí lớn.

Hơn nữa, trong quá trình rang sấy thử nghiệm, để đạt tiêu chuẩn, tôi phải chấp nhận lượng lớn sản phẩm bị hư hỏng. Mỗi lần thay đổi dây chuyền phải làm lại quy trình mới khá tốn kém. Điều này đã kéo theo những khó khăn về tài chính.

polyad

Dây chuyền chế biến hạt mắc ca. Ảnh: Đỗ Đình Dũng.

– Công ty liên kết ra sao với các hộ dân canh tác hạt mắc ca trong vùng?

– Tôi đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu với hình thức liên kết cùng các hộ dân như hiện nay. Kết quả mang lại khác tích cực. Nông dân yên tâm về đầu ra, doanh nghiệp lại có nguồn nguyên liệu ổn định. Ngoài ra, chúng tôi còn cũng cấp giống, tư vấn kỹ thuật canh tác để đảm bảo có được nguồn mắc ca nguyên liệu đạt chất lượng, sản lượng tốt.

– Hiện nay, tổng sản lượng mắc ca mà công ty chế biến mỗi năm đạt khoảng bao nhiêu?

– Năm 2016 tổng sản lượng thu mua nguyên liệu đạt 150 tấn, sản lượng sau chế biến đạt 100 tấn. Dự tính trong năm 2017, sản lượng thu mua đạt khoảng 300 tấn, sản lượng sau chế biến đạt 200 tấn.

Theo Vnexpress