Thực hư tin đồn “Đậu nành làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú?

Trong những năm qua, đậu nành đã bị “mang tiếng xấu” đối với những người tin rằng đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến dựa trên một số nghiên cứu trên động vật cho thấy loài gặm nhấm tiêu thụ liều lượng cao isoflavone có nhiều khả năng bị ung thư vú.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những nghiên cứu trên động vật có thể không đáng tin cậy, vì cách loài gặm nhấm ăn đậu nành và cách con người chế biến đậu nành rất khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng động vật gặm nhấm ăn một lượng đậu nành khác với con người chỉ ăn một lượng hợp chất vừa phải từ thực phẩm.

Sữa đậu nành một loại sữa có nguồn gốc thực vật lành mạnh

1. Ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú không?

Sữa đậu nành là một loại sữa có nguồn gốc thực vật lành mạnh có thể phù hợp với mọi chế độ ăn kiêng. Nó tự nhiên ít chất béo và calo hơn sữa bò, nhưng cung cấp nhiều protein hơn các loại sữa làm từ thực vật phổ biến khác, chẳng hạn như hạnh nhân và yến mạch.

Trên thực tế, đối với những người đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng giảm nguy cơ ung thư, thực phẩm từ đậu nành nguyên chất là một sự bổ sung thông minh. Chuyên gia dinh dưỡng Julieanna Hever (Los Angeles) cho biết: ” Thực phẩm đậu nành nguyên chất đã được chứng minh là làm giảm sự tái phát và tử vong của ung thư vú ở những người sống sót sau ung thư vú, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.”

Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú dương tính với thụ thể hormone, sử dụng estrogen ở người để phát triển và lây lan. Do đó, một số người có thể lo lắng rằng việc ăn các phytoestrogen có trong đậu nành có thể làm tăng estrogen trong cơ thể họ và làm tăng sự phát triển của ung thư vú.

Chưa có nghiên cứu nào trên người cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn đậu nành và mắc bệnh ung thư vú

Một số nghiên cứu cho rằng đậu nành có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư vú, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này. Ví dụ, một phân tích tổng hợp năm 2014 của nhiều nghiên cứu trên tạp chí PLOS ONE cho thấy đậu nành có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư vú ở những người sau mãn kinh từ các nước phương Tây. Trong khi đó, 2 nghiên cứu riêng biệt từ năm 2009 cũng cho thấy đậu nành giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư vú.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), 5.000 người sống sót sau ung thư vú thuộc Nghiên cứu về sự sống còn của bệnh ung thư vú ở Thượng Hải và những người ăn đậu nành có nguy cơ tử vong và tái phát ung thư thấp hơn. Hơn nữa, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, khoảng 73.000 phụ nữ Trung Quốc tham gia Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Thượng Hải và những người đã báo cáo rằng tiêu thụ lượng đậu nành cao liên tục trong thời kỳ thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành có nguy cơ ung thư vú thấp hơn đáng kể.

Theo một nghiên cứu của JAMA năm 2013 cho thấy những người đàn ông có nguy cơ tái phát ung thư tuyến tiền liệt cao nếu tiêu thụ 20 gam chất bổ sung đậu nành hòa tan trong đồ uống hàng ngày không làm chậm hoặc giảm nguy cơ tái phát ung thư tuyến tiền liệt. Các tác giả đã lưu ý rằng chất bổ sung có vẻ an toàn và không có nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.

Đây là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên để kiểm tra hiệu quả của protein đậu nành trong việc giảm tái phát sinh hóa của ung thư tuyến tiền liệt. Thời gian điều trị bằng đậu nành trong nghiên cứu này là một trong những thời gian dài nhất được báo cáo cho đến nay, và nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc bổ sung protein đậu nành cô lập trong 2 năm được dung nạp tốt và an toàn ở nam giới.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đến ba phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn

3. Uống bao nhiêu sữa đậu nành mỗi ngày là an toàn?

Theo các hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) về việc tiêu thụ đậu nành ở mức độ vừa phải: một đến hai khẩu phần mỗi ngày với các loại thực phẩm từ đậu nành nguyên chất, bao gồm sữa đậu nành, edamame (đậu Nhật), hạt đậu nành và đậu hũ. Ví dụ, nếu bạn định ăn đậu phụ xào cho bữa tối, bạn vẫn có thể thêm 1 cốc sữa đậu nành vào ly sinh tố buổi sáng của mình. AICR cho biết thêm rằng các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đến ba phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Một xem xét khác là bệnh tuyến giáp, theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, một số nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm đậu nành có thể ảnh hưởng tới các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp được sử dụng để điều trị suy giáp, mặc dù đậu nành không được cho là tác động trực tiếp đến việc sản xuất hormone tự nhiên của tuyến giáp. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia nội tiết trước khi kết hợp sữa đậu nành vào chế độ ăn uống nếu bạn có tiền sử bệnh tuyến giáp, đặc biệt nếu bạn hiện đang dùng thuốc tuyến giáp.

Lưu ý, nếu bạn bị dị ứng với đậu nành, hãy tránh sữa đậu nành.