Thôn nghèo mòn mỏi mong điện lưới, ngóng đường đi

Thường Xuân (Thanh Hóa) là 1 trong số 62 huyện nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Dù được thụ hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội, nhưng đời sống của người dân ở một số nơi vẫn còn lắm khó khăn, trăm bề thiếu thốn.

Đã thành thông lệ, cứ đến thời điểm khai giảng năm học mới là những bậc phụ huynh tại thôn Giang lại lo ngay ngáy.

Cách trung tâm xã ngót 10 km, con đường duy nhất dẫn vào thôn sau bao năm vẫn chưa được đầu tư đến nơi đến chốn, chỉ một phần nhỏ điểm đầu và cuối được bê tông hóa, còn lại tất thảy đang giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Xuyên suốt quãng đường đếm không xuể những ổ voi, ổ gà xuất hiện chi chít.

08-39-07_308-39-07_4

Thôn Giang cách trung tâm xã Xuân Chinh10km, đi lại vô cùng khó khăn

Theo phản ánh của người dân, ngày nắng còn đỡ chứ khi mưa xuống thì khổ vô cùng tận, con đường đất trở nên lầy lội, nhão nhoét hệt như những vũng trâu đằm. Để có được con chữ, nhiều năm nay các em nhỏ vẫn phải lặn lội “đánh vật” hàng cây số trên cung đường này.

Khi được hỏi, Trưởng thôn Giang, già Vi Văn Đảnh đắn đo: “Những cháu mầm non và lớp 1, lớp 2 được học ngay tại thôn thì còn đỡ, chứ từ lớp 3 đến lớp 9 buộc phải ra tận trung tâm của xã, bất tiện lắm.

Cuộc sống của dân bản chúng tôi còn thiếu thốn đủ bề, nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn đè nặng, thành thử sự học của trẻ nhỏ dù muốn cũng không thể quan tâm đúng mức”.

Vẫn lời già Đảnh, chính vì đường xá xa xôi, đi lại khó nhằn nên khi bóng đêm còn chưa kịp tan, sương trắng vẫn còn ngái ngủ trên lá rừng thì bọn trẻ trong làng đã lục tục thức dậy, í ới gọi nhau cuốc bộ đến trường. Nhiều bận gặp hôm trời mưa gió, lê được chân đến lớp học là quần áo ướt nhẹp, mặt mày thì lem nghem, luốc nguốc nhìn đến tội.

Qua khảo sát, hiện ở thôn Giang có tổng cộng 36 học sinh đang theo học tại điểm trường ở trung tâm xã Xuân Chinh, phần đa gia đình các em đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Theo chân già Vi Văn Đảnh, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng anh Vi Văn Nhất và chị Cầm Thị Sơn, một hộ “nghèo có tiếng” trong vùng. Nhác thấy bóng người lạ, chị Sơn hồ hởi bắt chuyện. Chị kể, hai vợ chồng có với nhau 5 mặt con, đứa lớn sinh năm 2001, đứa nhỏ nhất sinh năm 2011.

08-39-07_1

Gia đình chị Cầm Thị Sơn hiện có 3 cháu đang theo học tại trung tâm xã

Theo chủ trương giao đất, khoán rừng, gia đình được phân hơn 4,2 ha nằm tít mãi trên đồi cao, do không có kinh phí khảo sát, đánh giá và thiết kế phương án cải tạo nên đành bỏ xó bấy lâu nay. Nghề ngỗng không có, cả gia đình chỉ biết trông vào mấy sào ruộng bé tin hin, thành thử gánh nặng cơm áo, gạo tiền luôn là nỗi lo thường trực.

Phải gắng gượng lắm anh Nhất, chị Sơn mới lo được cho 3 người con là Vi Văn Chí (lớp 8), Vi Hoài Linh (lớp 5), Vi Thị Hồng (lớp 3) theo học tại trung tâm xã. Riêng cháu đầu Vi Thị Trang buộc phải bỏ dỡ sau khi học hết lớp 9: “Lên cấp 3 phải ra thị trấn học, tiền trọ, tiền ăn, tiền đi lại tốn kém, dù thương cháu nhưng chúng tôi không thể kham nổi”, chị Sơn buồn rầu.

Do hoàn cảnh không cho phép nên phần đa các em chỉ theo được hết cấp 2. Bởi vậy nên từ trước đến nay toàn thôn mới có độc 1 người học đến bậc đại học.

Không chỉ khó khăn về nhu cầu đi lại, người dân tại thôn Giang còn chịu thiệt thòi khi chưa có điện lưới quốc gia. Thiếu điện khiến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày càng thêm phần vất vả, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt… là những vật dụng khá xa xỉ đối với bà con nơi đây.

08-39-07_5

Các hộ dân vẫn chưa có điện để dùng

08-39-07_6

Một số hộ phải kéo điện từ tận thôn Chinh cách đó nhiều km

Không cam tâm, một số gia đình “cắn răng” đầu tư trạm biến áp, mua sắm đường dây “xin điện” mãi tận thôn Chinh, cứ 1 cây số mất đứt vài triệu đồng, vị chi để có điện thắp sáng tốn trên dưới chục triệu. Chi phí đắt đỏ, thành ra toàn thôn chỉ một vài hộ dám triển khai theo cách này (?!)

Một người bị điện giật chết khi đang tưới rau

Ngôi mộ đá nguyên khối giữa nằm cánh đồng​

Theo Nông nghiệp