Thị trường giá nông sản hôm nay 9/5: Đà giảm vẫn chưa dứt sau khi ‘sụt’ 1.000 đồng/kg vào hôm qua

Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 29.000 – 29.800 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 29.000 – 29.800 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.

Giá cà phê quanh cảng khu vực TP HCM ở mức 1.245 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn, theo dữ liệu giacaphe.com.

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1,245 Trừ lùi: -45
Giá cà phêĐắk Lăk 29,800 -100
Lâm Đồng 29,000 -100
Gia Lai 29,400 -100
Đắk Nông 29,500 -100
Hồ tiêu 45,000 0
Tỷ giá USD/VND 23,300 +25
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/5, giá cà phê robusta  giao trong tháng 7/2019 đi ngang ở mức 1.294 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,7% xuống 88,7 UScent/pound.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhìn chung, Tây Ban Nha vẫn là thị trường tiềm năng lớn đối với ngành cà phê Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp cần có sự chuyển dịch về cơ cấu xuất khẩu mặt hàng, giảm xuất khẩu thô, tăng lượng cà phê chế biến, qua đó nâng cao giá trị gia tăng đối với ngành cà phê.

Theo số liệu thống kê của ITC, Tây Ban Nha nhập khẩu cà phê đã qua chế biến ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, tốc độ nhập khẩu cà phê chế biến của Tây Ban Nha tăng 13,4%, đạt 24,7 nghìn tấn năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê Robusta nhân xô của Tây Ban Nha không ổn định và tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cà phê đã qua chế biến. Năm 2018, lượng cà phê nhân xô nhập khẩu của Tây Ban Nha chỉ tăng 1,0% so với năm 2015 và thấp hơn so với năm 2016, đạt 261,5 nghìn tấn.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 43.000 – 46.000 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 45,000
GIA LAI
— Chư Sê 43,000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 45,000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 46,000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 45,000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 43,000

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này 3 tháng đầu năm 2019 đạt 3.429 tấn, trị giá 10,91 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc với tốc độ nhập khẩu tăng 74,9% về lượng và tăng 28% về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 53,3% trong tổng lượng nhập khẩu hạt tiêu Hàn Quốc, tăng so với 48% thị phần 3 tháng đầu năm 2018.

Trung Quốc là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm nay với lượng nhập khẩu đạt 1.201 tấn, trị giá 3,35 triệu USD, tăng 28,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018. Hiện thị phần hạt tiêu của Trung Quốc chiếm 35% trong tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu Hàn Quốc, thấp hơn so với 42,9% thị phần trong 3 tháng đầu năm 2018.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h45 ngày 7/5 (giờ địa phương) giảm 1,2% xuống 187,4 yen/kg.

Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, tháng 3/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan đạt 462,94 nghìn tấn, trị giá 19,17 tỷ Baht (tương đương 599,6 triệu USD), tăng 11,5% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan.

Trong tháng 3/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 254,74 nghìn tấn, trị giá 10,37 tỷ Baht (tương đương 324,37 triệu USD), tăng 44,5% về lượng và tăng 35,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 55% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan, tăng so với mức 49,6% của cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 1,38 triệu tấn cao su, trị giá 56,21 tỷ Baht (tương đương 1,76 tỷ USD), tăng 9% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 735,06 nghìn tấn, trị giá 29,62 tỷ Baht (tương đương 926,85 triệu USD) tăng 10,6% về lượng, nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 878,96 nghìn tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 35,2% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan, đạt 309,29 nghìn tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002) của Thái Lan đạt 453,76 nghìn tấn, tăng 114,9% so với cùng kỳ năm 2018. 88,3% lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đạt 400,55 nghìn tấn, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu cao su tái sinh (mã HS: 4003) của Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 14,76 nghìn tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 14,15 nghìn tấn, tăng 111,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 95,9% lượng cao su tái sinh xuất khẩu của Thái Lan.