Thị trường giá nông sản hôm nay 20/12

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiêp tục giảm mạnh 700 đồng/kg dao động trong khoảng 31.500 – 31.800 đồng/kg do ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới lao dốc tới hơn 5%.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiêp tục giảm mạnh 700 đồng/kg dao động trong khoảng 31.500 – 31.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk, theo giacaphe.com.

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM tăng 100 USD/tấn lên 1.479 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1.377 Trừ lùi: +10
Giá cà phêĐắk Lăk 31.800 -700
Lâm Đồng 31.500 -700
Gia Lai 31.800 -700
Đắk Nông 31.700 -700
Hồ tiêu 41.000 0
Tỷ giá USD/VND 23.110 0
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê robusta giao trong tháng 1/2020 giảm 3,5% xuống 1.337 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2020 giảm 5,1% xuống 128,8 UScent/pound.

Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này trong 10 tháng năm 2019 đạt 391 nghìn tấn, trị giá 119,29 tỉ Yên (tương đương 1,098 tỉ USD), tăng 11,8% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.

Trong 10 tháng năm 2019, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu cà phê chưa rang, chưa khử caffein, chiếm 97,6% tổng lượng nhập khẩu, đạt 381,7 nghìn tấn, trị giá 109,45 tỉ Yên (tương đương 1,007 tỉ USD), tăng 11,7% về lượng và tăng 0,7% về trị giá.

Đáng chú ý, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu vỏ quả hoặc vỏ hạt cà phê, đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 35 triệu Yên (tương đương 326 nghìn USD), tăng 427,5% về lượng và tăng 468,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu cà phê Robusta hoặc Arabica rang, chưa khử caffein của Nhật Bản giảm 5,1% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 849 triệu Yên.

10 tháng năm 2019, Nhật Bản nhập khẩu cà phê từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong 10 tháng năm 2019, đạt 139,9 nghìn tấn, trị giá 39,2 tỉ Yên (tương đương 360,82 triệu USD), tăng 52,5% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 26,2% trong 10 tháng năm 2018, lên 35,8% trong 10 tháng năm 2019.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay tại vùng Tây Nguyên và miền Nam đi ngang, dao động trong khoảng 40.000 – 42.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tại tỉnh Đồng Nai và Gia Lai thấp nhất và cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu, theo tintaynguyen.com.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 41.000
GIA LAI
— Chư Sê 40.000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 41.000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 42.500
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 41.500
ĐỒNG NAI
— Tiêu 40.000

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 11 đạt 17 nghìn tấn, trị giá 40 triệu USD, giảm 0,3% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với tháng 10, nhưng tăng 35,9% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với tháng 11/2018.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11 năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 267,3 nghìn tấn, trị giá 674,27 triệu USD, tăng 21,4% về lượng, nhưng giảm 6,1% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.

Tháng 11, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.353 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 10 và giảm 24,1% so với tháng 11/2018. Trong 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.522 USD/tấn, giảm 22,7% so với 11 tháng năm 2018.

Cập nhật giá cao su

Trên  Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 1/2020 lúc 10h45 ngày 14/12 (giờ địa phương) tăng 0,7% lên 176,7 yen/kg.

Thị trường lo ngại nguồn cung giảm, sau khi các nước sản xuất hàng đầu xem xét hạn chế xuất khẩu để hỗ trợ giá. Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang xem xét hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá cao su.

Thái Lan đã thông qua kế hoạch giảm 21% diện tích trồng cao su trên toàn quốc, đồng thời nâng giá xuất khẩu cao su tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm tới. Thái Lan chiếm tới 40% nguồn cung cao su toàn cầu, nhưng giá cao su ở mức thấp trong nhiều năm gần đây đang gây khó khăn cho nông dân trồng cao su tại nước này.

Để hỗ trợ người trồng cao su, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu giảm diện tích trồng cao su 21%, từ mức 3,73 triệu ha năm 2016, xuống còn 2,94 triệu ha; tăng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên từ 250 tỉ Baht mỗi năm, lên 800 tỉ Baht mỗi năm.

Năng suất cao su thêm 60%; tăng 65% thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng tỉ lệ tiêu dùng cao su nội địa từ 13,6%, lên 35% tổng sản lượng cao su hàng năm.