Trang chủ Tin nông nghiệp Thị trường Sầu riêng, thanh long miền Tây rớt giá thảm hại vì dịch...

Sầu riêng, thanh long miền Tây rớt giá thảm hại vì dịch virus corona

Nhiều chủ vườn trái cây ở Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang); Chợ Lách (Bến Tre) cho biết chưa khi nào giá trái cây sau Tết rớt thảm hại như năm nay.

Chị Nhi, chủ vườn trái cây ở Cai Lậy, than thương lái “đạp” giá sầu riêng làm chị lỗ cả trăm triệu đồng với vườn sầu riêng 4.000m2. Theo đó, trước Tết họ đặt cọc mua sầu riêng với giá 75.000 đồng/kg, sau Tết sẽ thu hoạch để xuất bán sang Trung Quốc nhưng nay giá rớt còn 49.000 đồng/kg nên họ “bỏ của chạy lấy người”. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương bán sầu riêng ở chợ Cái Bè cho biết giá sầu riêng từ trước Tết đã rớt còn 40.000 đồng/kg chứ không phải bây giờ mới rớt, còn hiện tại thì không có thương lái nào dám thu mua.

Không chỉ sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, thanh long cũng đang giảm giá mạnh mà thương lái cũng thờ ơ. Tại vườn ở Tân Phong (Tiền Giang), giá chôm chôm chỉ còn 10.000 đồng/kg trong khi trước đây ở mức 25.000-35.000 đồng/kg. Nhiều chủ vườn không biết phải làm sao khi trái bắt đầu chín rộ.

Sầu riêng, thanh long... miền Tây rớt giá thảm hại vì dịch virus corona - Ảnh 1.
Sầu riêng, thanh long... miền Tây rớt giá thảm hại vì dịch virus corona - Ảnh 2.

Sầu riêng và nhiều loại trái cây khác ở miền Tây bắt đầu chính rộ nhưng thương lái chấp nhận bỏ cọc chứ không chịu thu mua.

Hay mít giống Thái là loại trái cây đang thịnh vì thương lái thu mua liên tục để xuất sang Trung Quốc nhưng hiện giá chỉ còn hơn 10.000 đồng/kg mà không thương lái nào mua, trong khi trước đây phải trên 40.000 -50.000 đồng/kg. Chị Hoà Anh, tiểu thương ở chợ Cái Bè, cho biết nguyên nhân hầu hết các loại trái cây rớt giá là do cửa khẩu Trung Quốc đóng từ trước Tết, thương lái không thu mua và nhiều người dù có tìm cách bán hàng trong nước nhưng không hết.

Thê thảm hơn phải kể đến trái thanh long, tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang vào mùng 6 Tết, giá thanh long ruột đỏ đang từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg giảm mạnh còn 5.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều kho đóng cửa, thương lái không thu mua thanh long như Tết các năm trước.

“Thói quen của các chủ vườn thường chờ thương lái tới tận vườn thu hoạch, trong khi thương lái lại phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc nên nhà vườn luôn ở thế bị động. Đặc biệt, sau khi có dịch corona, thương lái càng sợ nên không muốn giao thương gì liên quan đến Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhà vườn và người kinh doanh trái cây trong nước” – một thương lái lâu năm ở Tiền Giang chia sẻ.

Tổng đài 19001595