Phải vào cuộc quyết liệt mới ngăn chặn được dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 23/2, thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, cùng Cục thú y đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng và Hưng Yên.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ, trao đổi thông tin với đội ngũ thú y cơ sở

Qua việc kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các địa phương, thứ trưởng Phùng Đức Tiến động viên, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với đội ngũ thú y cơ sở về các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, thứ trưởng cho rằng, các địa phương phải có sự quyết liệt, có sự vào cuộc toàn bộ hệ thống chính trị. Ngoài ra, phải tuyên truyền người dân không bán lợn bị dịch, không dấu dịch… mới sớm ngăn chặn dịch.

Thứ trưởng phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Như chúng ta đã biết, DTLCP không có vắc xin, không có thuốc chữa mà mức độ lây lan tương đối nhanh, gây tỷ lệ chết 100%. Để đảm bảo, ngăn chặn có hiệu quả, phải thực hiện các biện pháp cao nhất. Đối với các tỉnh, phải đảm bảo an toàn sinh học, mức độ phòng bệnh phải ở mức cao nhất. Lập các chốt kiểm soát ra vào. Thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, giám sát một cách liên tục, không bán chạy, không giấu dịch. Đến nay, có 3 tỉnh trên 63 tỉnh thành bị DTLCP, Bộ, toàn hệ thống chính trị phải ra quân, tất cả các tổ chức phải vào cuộc mới giám sát một cách chặt chẽ, phát hiện kịp thời. Đồng thời quyết liệt xử lý ngay, xử lý triệt để chúng ta mới ngăn chặn được DTLCP”.

Lập các chốt, phun thuốc khử trùng tại nơi có dịch xảy ra.

Để người dân nắm rõ hơn về các biểu hiện của bệnh dịch, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, DTLCP có một số triệu chứng lâm sàng như: Lợn sốt cao, sốt đến 42 độ C, sờ vào nhiều khi vẫn thấy lạnh. Thứ hai, lợn bỏ ăn. Thứ 3 biểu hiện ở tất cả các loại lợn, lợn nái, lợn thịt, lơn con… Thứ 4 lợn chết rất nhanh.

“Chúng tôi, khuyến cáo với người chăn nuôi, không được giấu dịch, không bán chạy, không vứt xác lợn ra ngoài môi trường, không giết mổ lợn để bán thịt hoặc sử dụng thịt. Chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào DTLCP lây lan sang các loại động vật khác, không lây sang người. Người dân sử dụng sản phẩm thịt lợn hết sức bình tĩnh, không khoang mang. Đồng thời, bảm đảm được sản xuất, chăn nuôi, phát triển lợn bền vững” ông Nguyễn Văn Đông cho biết thêm.

Đi thực tế tại địa phương, đại diện Tổ chức FAO, Tiến sỹ, bác sỹ thú y Pawin Padungtod khuyến cáo về quy chuẩn hố chôn lấp và điều kiện để khống chế dich bệnh. “Theo tôi điều kiện như hiện nay rất là tốt. Với kích thước chiều dài 7m, chiều rộng 5m, chiều sâu 3m, phù hợp với tổng số lợn được tiêu hủy là 200 con. Tuy nhiên, theo khuyến cáo nên chọn nơi nào cách xa nguồn nước để khỏi bị ô nhiễm…”./.