Nước biển mặn thế sao cá sống được, vì sao thịt cá lại không mặn?

Nước biển chứa muối nên có vị mặn chát. Cá biển ngâm mình trong nước muối như vậy nhưng tại sao thịt của chúng lại không mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là “muối”. Dù vậy, không phải loại nước nào cũng có vị mặn. Nước biển thì luôn có vị mặn trong khi nước mưa, nước ở ao hồ, sông suối thì không.

Nước biển hoàn toàn đối lập với nước lọc mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó có chứa rất nhiều loại hợp chất hòa tan bên trong và cơ thể con người không thể nào chấp nhận được.

Nếu muối trong nước biển có thể được tách ra và mang lên mặt đất, nó sẽ tạo ra một lớp dày tới 152 mét trải đều khắp các lục địa. Chiều cao này tương đương với một tòa nhà 40 tầng hiện nay.

Một số tính toán đã cho thấy nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

Nguyên nhân của độ mặn của nước biển bắt nguồn từ sự tích tụ dần dần các hợp chất bị xói mòn trên vỏ Trái Đất và trôi xuống biển. Các chất rắn và khí thoát ra từ miệng núi lửa trên đất liền cũng được gió đưa xuống với đại dương. Các hợp chất được giải phóng từ những lớp trầm tích dưới đáy đại dương cũng góp phần vào độ mặn của nước biển như hiện nay.

Độ mặn của nước biển có thể được tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào nhiệt độ mặt biển, lượng mưa và vị trí địa lý của vùng biển đó có nhận được lượng nước ngọt dồi dào hay không. Độ mặn trung bình của nước biển là 35 o/oo và nơi có độ mặn cao nhất là Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư với độ mặn kỷ lục là 40 o/oo. Những nơi có độ mặn thấp nhất thường là khu vực biển ở 2 cực, vùng nước ven biển hoặc gần cửa các con sông lớn.

Nước biển không chỉ mặn hơn so với nước sông mà thành phần và tỷ lệ của các loại muối hòa tan bên trong cũng khác nhau. NaCl (muối ăn) chứa 85% các chất rắn hòa tan trong nước biển. Đây chính là nguyên nhân cho độ mặn đặc trưng của nước biển.

Vì sao cá sống được trong nước biển?

Trong biển khơi có vô vàn các loài cá sinh sống, trong đó có rất nhiều loại cá là món ăn ngon được mọi người ưa thích. Nước biển vừa mặn lại vừa đắng, có chứa thành phần muối lớn, theo đo đạc, nước biển có chưa khoảng 3,5% lượng muối. Cá dưới biển luôn uống nước biển, thành phần muối sẽ thẩm thấu vào cơ thể cá, thế nhưng tại sao thịt của cá biển lại không bị mặn hay đắng?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng loài cá sống trong nước biển có thể phân thành 2 loại lớn: loài cá xương cứng và loài cá xương mềm. Trong mang của loài cá xương cứng có một loại tế bào có tác dụng đặc biệt, gọi là tế bào tiết ra muối. Tế bào tiết ra muối có thể tiết ra thành phần muối, chúng có thể thu hút thành phần muối ở trong máu, sau khi cô đặc, chúng tiết muối ra ngoài cơ thể cùng với dịch nhớt. Vì các tế bào tiết ra muối này làm việc với hiệu suất cao, cho nên cơ thể cá luôn giữ được thành phần muối thấp.

Việc các loài cá xương mềm trong nước biển giữ cơ thể có thành phần muối thấp thì là cả một khả năng. Trong máu của nó có chất urê nồng độ cao, khiến cho nồng độ máu cao hơn nồng độ nước biển, như vậy có thể giảm thiểu sự ngấm vào của thành phần muối, vì vậy, thịt của cá biển vẫn luôn không bao giờ mặn.