Mực là món hải sản đặc biệt hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng đã từng ăn thử. Nhưng những sai lầm gây nguy hiểm đến sức khỏe mà bạn chưa biết.
Mực là một món hải sản nổi tiếng trong nhóm các món ăn từ biển, hương vị thơm ngon, chứa nhiều protein, canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, mực còn chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như taurine và peptide, không chỉ làm tăng thêm rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống ung thư, ngăn chặn sự hình thành các khối u, bổ máu, khỏe xương, tốt cho gan và tăng cường thị lực.
Mực vốn là một món ăn có hàm lượng protein cao, cholesterol cao và theo quan niệm Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng đối với nhiều người, nhưng nhóm người bị dị ứng hải sản, người bị bệnh tim mạch, người có dạ dày lá lách yếu thì lại không nên ăn.
Những lưu ý kiêng kỵ khi ăn mực
1. Những người bị dị ứng
Mực là một loại hải sản giàu protein, có thể là nguồn gốc gây dị ứng nhất định cho một số người dễ bị dị ứng. Nếu có lần nào đó bạn phát hiện ra mình bị dị ứng với mực một cách thường xuyên (hễ ăn mực là bị dị ứng) thì nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn món ăn này.
Nếu không kiêng kỵ, có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc dị ứng gây đau và các triệu chứng khác.
2. Người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch
Mực là một loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực, để không làm tăng nồng độ cholesterol và khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
3. Người bị bệnh về dạ dày và lá lách
Mực quanh năm sống trong nước, bản chất là một thực phẩm thuộc tính lạnh, sau khi ăn món này vào, cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn. Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh, nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn thuộc nhóm người có bệnh yếu dạ dày, lá lách thì tốt nhất nên hạn chế ăn mực, không ăn những món quá lạnh.
4. Người mắc bệnh ngoài da
Mặc dù mực là một loại hải sản quý giá, nhưng chúng vẫn là động vật di chuyển tự do dưới nước, sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì cố gắng không ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.
5. Không ăn mực sống hoặc chưa được nấu chín kỹ
Mực sống hoặc chưa nấu chín có chứa các thành phần peptide, có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi ăn. Khi ăn mực, bạn cần phải đảm bảo làm nóng mực ở nhiệt độ cao cho đến khi nó chín hoàn toàn, để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
6. Không nên ăn nhiều mực kết hợp với bia
Ăn mực uống bia là thói quen phổ biến của nhiều người, hầu như không ai nghĩ rằng đây là một sự kết hợp thực phẩm bị cấm kỵ.
Trong thực tế, theo các chuyên gia, dù rằng cách ăn này rất ngon, nhưng do mực chứa một lượng lớn chất bismuth và glucosinolates, trong khi bia rất giàu vitamin B1.
Nếu kết hợp mực với bia, vitamin B1 trong bia sẽ thúc đẩy sự phân hủy và chuyển hóa chất purine nucleotide và các chất khác trong mực, không chỉ dễ dẫn đến bệnh gout, bệnh sỏi, mà thậm chí còn có thể gây ra mẩn đỏ toàn thân, sưng, đau và ngứa.
Cách chọn mực tươi ngon
Mực ngon nhất là mực tươi đang còn sống. Trong trường hợp không còn sống nữa, bạn nên chọn loại mực có sự rắn chắc, mình tròn mẩy, màu sắc hồng nhạt, có áng sáng bóng, trên da có một lớp mờ như sương.
Không nên chọn mua loại mực có hình dáng gầy yếu, màu sắc vàng đỏ, không có ánh sáng bóng, nhìn da bề ngoài dày nặng, lưng thiếu đi sắc đỏ. Đây là mực đã ươn, cũ.