Những người không nên ăn đường kẻo gây hại cho sức khỏe

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể.

Tác hại của đường

Mỗi muỗng cà phê đường chứa 16 calo, nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Lượng calo do đường đưa đến có thể khiến bạn có nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy, dân số tiêu thụ thêm 150 calo từ đường, tỉ lệ béo phì sẽ tăng lên 1,1%. Các nghiên cứu khác cho thấy đường có liên hệ với bệnh tim mạch. Đường làm rối loạn glucose trong máu, khiến chúng tăng mạnh rồi giảm nhanh đột ngột, khiến bạn bị choáng, đau đầu, cáu kỉnh…

Dưới đây là những người không nên ăn đường

Bệnh nhân đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày thường gặp phải triệu chứng ợ chua và đau nhức, mà đường thuộc tính axít, do đó nên hạn chế ăn.

Những người bị bệnh trĩ, táo bón

Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn nhiều đường vì đường làm ảnh hưởng nhu động ruột, dễ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm thận

Ăn nhiều đường sẽ gây tổn thương động mạch, tăng thêm chức năng làm việc của thận.

Thần kinh suy nhược và đau thần kinh

Không nên ăn nhiều đường vì sẽ tiêu hao vitamin B1 nhiều hơn mà trong cơ thể người bệnh vốn dĩ đang thiếu, có hại cho sự điều tiết thần kinh.

Bệnh nhân phong thấp

Trong cơ thể bệnh nhân vốn đang thiếu chất muối, sau khi ăn đường, chất axít tăng lên, khiến bệnh tình nặng ra.

Người bị bệnh ngoài da

Đường có thể chuyển hóa thành chất mỡ, làm chất dịch tiết ra của da tăng lên, bệnh sẽ khó khỏi.

Bệnh nhân cao huyết áp và mỡ máu

Đường làm cho thành phần mỡ trong máu tăng lên dẫn đến sơ cứng mạch và huyết áp cao, thậm chí ảnh hưởng đến tim. Vì vậy không nên ăn nhiều đường để bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Lưu ý để dùng đường an toàn cho sức khỏe

Nên giảm loại đường nào

Bạn nên giảm dùng loại đường trắng tinh chế, có trong cà phê hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Mạch máu hấp thu loại đường đơn giản này rất nhanh, khiến glusose và insulin tăng vọt.

Đường tinh chế cũng có mặt trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Nhà sản xuất gọi nó là đường mía, sirô ngô, hoặc các loại tên gọi khác. Và dù chúng không được chế biến như đường trắng, tác hại của nó là như nhau.

Không nên bỏ đường hoàn toàn

Vì cơ thể chúng ta đã quen với đường, bỏ đường hoàn toàn có thể dẫn tới các triệu chứng rối loạn như đau đầu, lo lắng, thay đổi tâm trạng… Do đó, bạn nên giảm đường từ từ, để cơ thể có thời gian thích ứng.

Có thể giảm từ 2 đến 1 muỗng đường trong 1 tuần, rồi từ từ bỏ hẳn hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm ngọt tự nhiên khác.

Thêm protein và chất béo lành mạnh

Bạn có thể ăn thêm chất béo lành mạnh (trong hạt, dầu oliu, sữa) và protein nạc (trong trứng, thịt gà).

Chúng giúp cơ thể no lâu và giàu năng lượng, phòng chống tăng giảm đường huyết.

Không nên dùng thức uống có đường

Nước ngọt, nước ép trái cây, nước uống tăng lực, trà chế biến sẵn… đều chứa khá nhiều đường. Bạn nên dùng trái cây xay hoặc nước được thêm trái cây thái lát thay thế.