Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (10 – 17/12)

Trong tuần này, các tỉnh miền Bắc cần chú ý bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng, các đối tượng như sâu xám, sâu cắn lá, chuột, bệnh đốm lá… gây hại trên cây ngô và rau màu. Trong khi đó, miền Trung – Tây Nguyên cần phòng tránh sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp, bệnh phấn trắng…

1. Các tỉnh phía Bắc

Trên cây ngô và rau màu: bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng, các đối tượng như sâu xám, sâu cắn lá, chuột, bệnh đốm lá, … gây hại nhẹ trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, rệp, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn vi khuẩn… gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.

– Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi): Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa…. tiếp tục hại; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh rụng quả … tiếp tục gây hại trên các vườn cây già cỗi chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.

– Cây nhãn, vải: Sâu cuốn tổ, nhện lông nhung, sâu đo … hại nhẹ.

– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp … tiếp tục hại.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An; Bọ hung đen tiếp tục gây hại ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát pha và đất thịt nhẹ tại Thanh Hóa, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ; Sâu đục thân, rệp xơ trắng, bệnh than … tiếp tục gây hại nhẹ.

– Cây sắn: Nhện đỏ hại, bệnh khảm lá, bệnh chổi rồng, chảy nhựa… tiếp tục hại.

– Cây cà phê: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh khô quả, mọt đục quả, xén tóc đục thân, rệp, bệnh khô quả, bệnh thán thư… tiếp tục hại.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cây nhiễm bệnh chưa được phòng trừ.

2. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

– Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt… gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn ngậm sữa đến chín; ruồi đục nõn, bọ trĩ hại nhẹ rải rác trên lúa Đông Xuân sớm ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Chuột, OBV gây hại nhẹ.

– Cây ngô, rau, màu:

+ Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp, bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, bọ trĩ, bệnh héo xanh, bệnh thán thư, sâu đục quả, nhện đỏ, sâu xám, bệnh lỡ cổ rễ… phát sinh hại nhẹ.

+ Bệnh xoăn lá virus cà chua, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn trên rau họ thập tự …tiếp tục gây hại ở Lâm Đồng.

+ Sâu xanh, sâu đục thân/bắp, bệnh khô vằn… gây hại chủ yếu trên ngô ở giai đoạn thâm râu.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt… tiếp tục gây hại ở giai đoạn chắc quả – thu hoạch.

Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng rễ, rệp sáp… gây hại chủ yếu ở giai đoạn nuôi quả.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục rộp lá, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư, bệnh khô cành…gia tăng hại mạnh ở giai đoạn phân hóa chồi hoa, lộc non.

Cây mía: Bệnh trắng lá, sâu non bọ hung, sâu non xén tóc…tiếp tục gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch. Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh than, bệnh đốm vòng…phát sinh gây hại ở giai đoạn tích lũy đường đến chín sinh lý.

Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại các tỉnh trồng sắn ở Phú Yên, Gia Lai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Lâm Đồng; rệp sáp bột hồng đang gây hại ở Phú Yên và có khả năng tái xuất hiện và gây hại tại các địa phương đã từng phát hiện trước đây.

Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư…gây hại nhẹ.

– Cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ trĩ, bệnh phồng lá tiếp tục gây hại.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn… tiếp tục gây hại.

3. Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long    

 Trên cây lúa

+ Rầy nâu: phổ biến tuổi 1-3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ đến trung bình ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Rầy trưởng thành vẫn còn di trú nhưng không tập trung do lúa Thu Đông đang vào cuối vụ. Các tỉnh kiểm tra kỹ ruộng lúa, khuyến cáo nông dân không nên phun thuốc trừ rầy nâu di trú, chỉ phun khi mật số rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3 xử lý bằng thuốc chống lột xác.

Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân: cần làm đất kỹ, xuống giống đồng loạt, né rầy theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tại địa phương.

+ Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát triển và gây hại trên trà lúa Đông Xuân sớm và trà lúa Mùa trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh dần, sáng sớm có sương mù nhẹ. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị theo “4 đúng”.

+ Ngoài ra, cần lưu ý các đối tượng OBV trên lúa giai đoạn mạ, làm đòng; bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng; bệnh đen lép hạt và chuột ở giai đoạn đòng trỗ đến chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

– Cây sắn: bệnh khảm lá do virus tiếp tục gây hại.

– Cây nhãn: bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại nhiễm.

– Cây thanh long: bệnh đốm nâu tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại tăng.

– Cây điều: sâu đục thân/cành, bệnh thán thư tiếp tục tăng.

– Cây dừa: bọ cánh cứng tiếp tục gây hại.

Agrimedia + CỤC BVTV