Nhờ trồng hoa cây cảnh, nông dân vươn lên khá giả

Mặc dù thời gian khởi nghiệp có lúc cũng gập ghềnh nhưng nhờ lòng đam mê, tài năng và ý chí quyết tâm, anh đã sớm trở thành tỷ phú. Con đường đang rộng mở để anh tiếp tục vươn lên…

Sinh ra và lớn lên tại làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp, anh Nguyễn Phước Lộc, 46 tuổi yêu thích cây cảnh từ lúc còn đi học.

13-14-21_4_nh_nguyen_phuoc_loc_gioi_thieu_mot_giong_hong_ngoi_co_huong_thom_ngo_ngt
Anh Nguyễn Phước Lộc giới thiệu một giống hồng ngoại có hương thơm ngào ngạt

Với niềm say mê và khéo tay, lại có dịp tiếp xúc nhiều với các nghệ nhân ngay tại làng hoa nên anh đã học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là những bí quyết về kỹ thuật nuôi trồng và nghệ thuật bonsai. Từ đó, anh đã phấn đấu vươn lên, từng bước trưởng thành trên con đường sản xuất, kinh doanh cây kiểng.

Là một thanh niên năng động và sáng tạo, lại là người chịu khó, luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề. Nhờ vậy mà vườn kiểng của anh ngày càng thu hút nhiều nghệ nhân, khách tham quan và những người yêu thích cây cảnh.

Sau nhiều năm mua bán, kinh doanh hoa kiểng, đầu năm 2017 anh đã hình thành “Vườn du lịch hoa kiểng Sa Đéc” tại ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc.

Đến với vườn du lịch, du khách sẽ tận mắt chứng kiến hàng ngàn cây kiểng cổ có giá trị nghệ thuật cao và hơn 1.000 tác phẩm bonsai vô cùng ấn tượng gồm nhiều chủng loại như vạn niên tùng, nguyệt quới, mai vàng, mai chiếu thủy, khế… mỗi cây có dáng thế và giá trị nghệ thuật khác nhau, giá bình quân từ vài trăm ngàn đến vài triệu/cây, trong đó cây có giá trị cao nhất là cặp me đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Cặp me kiểng cổ nhất” vào năm 2013, có giá trên 6 tỷ đồng.

Ngoài cây kiểng ra, anh còn trồng thêm hoa hồng nhằm bảo tồn và nhân rộng những giống hồng quý hiếm, đồng thời phục vụ cho khách tham quan du lịch. Hiện trong vườn có khoảng 40.000 cây, gồm giống bản địa và giống ngoại.

13-14-21_2_mot_goc_trung_by_kieng_bonsi_cu_nh_nguyen_phuoc_loc
Một góc trưng bày kiểng bonsai của anh Nguyễn Phước Lộc

Theo anh, hoa hồng truyền thống của Việt Nam rất đẹp và thơm, màu sắc đa dạng từ hồng phớt, hồng thắm đến hồng nhung, ngoài ra còn có hồng bạch, hồng quế, hồng phấn, phớt hồng, hồng tầm xuân, hồng vàng, vàng chanh, hoa cà. Hồng ngoại gồm hồng leo và hồng bụi có nguồn gốc từ Pháp, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan. Những cây hồng leo lâu năm có giá từ vài triệu tới 10 triệu/cây. Đầu tháng 10/2018 anh đã bán ra một lô hồng leo cho khu du lịch phía Bắc với giá 500 triệu đồng.

Là một thanh niên năng động và sáng tạo, lại là người chịu khó, luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao tay nghề. Nhờ vậy mà vườn kiểng của anh ngày càng thu hút nhiều nghệ nhân, nhiều khách tham quan và những người yêu thích cây cảnh.

Anh cho biết mục tiêu của vườn du lịch là nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng. Nơi đây còn là khu du lịch sinh thái lý tưởng, không gian thoáng đãng, có ao hồ, có hòn giả sơn, bãi cỏ thân thiện với thiên nhiên. Điểm nhấn của vườn là trung tâm trưng bày, giới thiệu những loài hoa và cây cảnh đặc sắc, đặc biệt là cây giống mới.

Có thể nói anh Nguyễn Phước Lộc là một thanh niên thành đạt từ cây kiểng, thu nhập bình quân mỗi năm lên tới bạc tỷ. Mặc dù thời gian khởi nghiệp có lúc cũng gập ghềnh nhưng nhờ lòng đam mê, tài năng và ý chí quyết tâm, anh đã sớm trở thành tỷ phú. Con đường đang rộng mở để anh tiếp tục vươn lên.

13-14-21_1_cp_me_duoc_xc_lp_ky_luc_guiness_cp_me_kieng_co_nht
Cặp me được xác lập kỷ lục Guiness “cặp me kiểng cổ nhất”
Ông Đỗ Văn Thâm, Trưởng phòng Kinh tế TP Sa Đéc nhận xét anh Lộc là một người có công sưu tầm nhiều giống hoa kiểng mới lạ, đặc biệt là hồng, góp phần làm phong phú cho làng hoa Sa Đéc sớm trở thành thủ phủ hoa kiểng của ĐBSCL.