Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cà chua bạch tuộc

Cà chua bạch tuộcF1 (Cà chua giàn) được lai tạo từ giống lai của cà chua cổ tay. Hiện, giống cà chua này được rất nhiều nông dân các nước quan tâm thích thú sưu tầm. Dưới đây là những lưu ý khi trồng và chăm sóc cà chua bạch tuộc.

ca chua bach tuoc 2

Cà chua bạch tuộcF1 phát triển không giới hạn và rất tốt. Chiều cao của cây có thể đạt được 4m và thậm chí cao hơn, các tán cây có thể phủ rộng 40-50m2, Năng xuất cà chua giàn rất cao khoảng 14.000 quả tương đương với 1.5 tấn.

Tán của cây cà chua cây giống như con bạch tuộc xoắn xung quanh toàn bộ khung được làm cho cây, cây cho năng xuất cao và kháng bệnh rất tốt. Hệ thổng rể mạnh mẽ và phát triển tốt.

Quá trính tăng trưởng của (cà chua cây) kéo dài khoảng 1-1,5 năm. Cây cho quả sau 3 tháng và quả ra liên tục cho đến hết quá trình sinh trưởng.

Cà chua bạch tuộc là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho mắt, với hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt.

Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin.

Kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc như sau:

1. Chậu trồng cây

Cà chua bạch tuộc là một loại cây phát triển mạnh mẽ, vì thế nên chọn loại chậu có kích thước lớn, nếu trồng thùng xốp thì một thùng cỡ to có thể trồng được 2 cây. Chọn chậu cây có chiều cao khoảng 20 – 25cm, chiều rộng  cần ít nhất 30cm.

Để quả ngon thì giống phải tốt,  nên chọn mua hạt giống cà chua từ các địa chỉ mua hạt giống uy tín. Có thể thử trồng các giống cà chua từ nước ngoài để khu vườn nhỏ thêm mới lạ.

2. Thời vụ trồng cây

Thời gian sinh trưởng khoảng từ 100 – 120 ngày, có thể trồng được 4 vụ trong năm: Vụ Xuân Hè (tháng 3-4), vụ sớm (tháng 8), vụ chính (tháng 10), và vụ muộn (tháng 11).

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi, khi cây có 3-5 lá thật cứng cáp, không bị sâu bệnh.

ca chua bach tuoc-1

3. Kỹ thuật ươm hạt

Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc giấy kín. Để ở chỗ kín. Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào giá thể ươm hạt.

Sau khi gieo hạt, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng.

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều

+ Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

4. Đất trồng

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng  nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ.

Đất trồng như các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH từ 6,2 – 6,8 là thích hợp nhất, và cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 – 8cm. Cách đơn giản là  trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất. Đừng lấp đất vào bất kỳ phần lá nào, điều này có thể khiến lá cây bị thối và dễ mắc bệnh.

5. Ánh sáng

Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 – 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.

Lưu ý trong giai đoạn ươm hạt là  nên để trên cao hoặc có biện pháp phòng tránh chuột tha mất hạt. Thời gian nẩy mầm của các giống cà chua trung bình từ 7 đến 14 ngày.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây

Bón lót phân Tribat trộn cùng supe lân, và đạm urê sau khi cây được 30 ngày.

Khi cây lớn cần tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng.

Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, để cây ra nhiều nhánh cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua bi, không để chậu cây bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn.

Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Tưới nước: Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày khoảng 500ml nước ấm 25 – 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc tầm 4-5 giờ chiều để cây khô ráo trước khi trời tối. 

Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc  cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả.

Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.

Trong thời tiết nắng nóng  có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa nhiều, lắc nhẹ hoa để hỗ trợ quá trình thụ phấn đậu quả của cà chua.

Cách trồng cà chua cho ra quả cực nhanh

Những điều cần biết trong phòng trừ sâu bệnh hại cà chua​

Sao Mai (tổng hợp)