Biện pháp phòng ngừa bọ xít xanh hại cây có múi

Cần phát hiện sớm, thu gom ổ trứng, phun thuốc tuỳ loại cây trồng bị bọ xít xanh phá hoại.

Bọ xít xanh là một loại côn trùng chuyên gây hại trên nhóm cây trồng có múi như cam, quýt, bưởi… và ở cả cây lúa. Cho tới nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều các loại thuốc hóa học, tuy nhiên, vẫn chưa thể diệt tận gốc giống loài này mà chủ yếu là phòng và chống sự gây hại của nó lên các giống cây trồng.

Các nhà nghiên cứu giống cây trồng thuộc Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam đã đưa ra những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả được áp dụng rộng rãi.

Biện pháp phòng ngừa bọ xít xanhBọ xít xanh gây hại như thế nào?

Bọ xít xanh có tên khoa học là Nezaranviridula hay Piezodorus rubrofasciatus (bọ xít xanh vai vàng) thuộc họ Pentatomida, bộ Hemiptera. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng.Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ có từ 30-130 trứng, mỗi con cái đẻ từ 50 – 500 trứng.

Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn, có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số. Ở mỗi loại nhóm cây trồng bọ xít xanh lại có đặc điểm hình thái và gây hại khác nhau nhưng đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cũng như năng suất thu hoạch của cây.

Đối với cây ăn quả, đặc biệt cây trồng có múi, cây quả nhỏ khi bị bọ xít gây hại quả sẽ chuyển sang màu vàng, chai cứng và rụng quả sau đó. Nếu cây quả lớn bị bọ xít gây hại thì quả có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác chui vào qua vết chích. Khả năng gây hại của bọ xít xanh cao, một ngày có thể có rất nhiều trái bị hại. Nếu mật độ bọ xít cao, khi đi vào vườn có thể ngửi tháy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Đối với cây lúa, điều kiện phát sinh của bọ xít xanh theo mùa là mùa Xuân và Hè Thu, còn theo vụ là vụ Mùa sớm và Xuân muộn. Nếu ruộng lúa gần ruộng rau thì bị hại nặng hơn, bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Cây lúa bị chích hút khi còn nhỏ sẽ đẻ nhán kém, bụi lúa còi cọc. Nếu bị nặng cây lúa sẽ khô vàng, kém phát triển. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa bị lép lửng, gây giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.

Làm thế nào để phòng ngừa bọ xít xanh hiệu quả?

Trước những tác hại do bọ xít xanh gây ra, các nhà nghiên cứu giống cây trồng thuộc Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam đã đưa ra những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả như sau:

Đối với bọ xít xanh gây hại trên cây trồng có múi:

– Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành.

– Mật độ cây trồng không quá dày đặc.

– Cắt bỏ các cành già, cành bị sâu bệnh; đồng thời dọn sạch cỏ, phát quang bụi rậm… để vườn cây thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít xanh.

– Sử dụng thiên địch của bọ xít xanh như các loài ong ký sinh Trissolcus latisulcus, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beuveria và kiến vàng Oecophylla smaragdina.

Đối với bọ xít xanh gây hại cho lúa:

– Thu gom ổ trứng và đem tiêu hủy.

– Dùng vợt bắt bọ xít trưởng thành, nhất là những chỗ ẩn nấp qua đông.

– Dọn sạch cỏ ở bờ mương nước xung quanh và làm sạch cỏ trong ruộng.

– Nên trồng sớm hoặc đồng lọat, luân canh với các cây khác không cùng ký chủ. Sử dụng thuốc hóa học nên lưu ý dến sự lưu bả độc trên trái đậu rau.

Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP, Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC, Bassan 50EC, Sumicidin 10 hoặc 20EC, BIAN 40EC để phòng trị cũng là một trong những giải pháp hiệu quả mà bà con nông dân có thể sử dụng.