Cách khắc phục lúa đang ra đòng bị cháy lá ngọn

Hỏi: Lúa đang ra đòng thì bị cháy lá ngọn. Xin hỏi chuyên gia lúa bị bệnh gì và cách khắc phục?

lua-vang-la

Trả lời:

Tình huống thứ nhất: Do vi khuẩn Xanthomonas 0ryzae pv. Oryzae gây hại. Khi độ ẩm không khí cao, thời tiết âm u, mưa nhiều và vào mùa mưa bão bệnh rất nặng. Bệnh phát triển mạnh và lan truyền nhanh ở nhiệt độ 26oC – 30oC, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên. 

Biểu hiện

Vết bệnh phát triển ở hai bìa lá, ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, sau đó lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá. Đầu tiên vết bệnh là những vệt nhỏ trong suốt nằm giữa các gân lá, sau đó vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu vàng nâu. Chỗ bệnh thường trở nên trắng mờ, trong vết bệnh là dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm, sau đó làm cho lá khô, mất khả năng quang hợp. Bệnh gây hại nặng, vết bệnh thường có đường gợn sóng ở hai bìa lá.

Bệnh có thể phát sinh trên cây lúa ở tuổi mạ, nhưng chủ yếu gây hại cây lúa ở tuổi thuần thục, hại nặng vào thời kỳ cây lúa đứng cái, làm đòng và trổ bông. Bệnh xâm nhập vào cây qua khí khổng, qua vết thương trên lá do mưa, bão và qua vết thương trên bẹ lá và rễ lúa do vết chích của rầy nâu hoặc tuyến trùng. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường rễ làm nghẽn mạch dẫn nhựa, nhưng thường khu trú tập trung và tấn công trên lá.

Bệnh gây hại nặng vào giai đoạn đòng – trỗ.

Phòng và Trị

Để phòng và trị bệnh cần áp dụng nhiều biện pháp hợp lý.

Phòng bệnh: Vệ sịnh đồng ruộng thật kỹ để cắt đứt mầm vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng giống chống chịu tốt và sạ thưa. Bón phân cân đối (bón phân theo màu lá hoặc bảng so màu lá lúa). Điều chỉnh mực nước trong ruộng thích hợp từ 5 – 10cm.

Trị bệnh: Thăm đồng thường xuyên, khi bệnh mới xuất hiện thì rút nước ra và tiến hành rải vôi với liều lượng 10 – 20kg/1.000m2. Sử dụng thuốc TT Basu 250WP với liều 40g/bình 16 lít, lượng nước 320 – 400 lít/ha. TT Basu 250WP giúp trị bệnh, khô vết bệnh sau 24 – 36 giờ phun và lưu dẫn trong cây 7 – 10 ngày giúp phòng sự lây lan của vi khuẩn khi mưa bão xảy ra.

Tình huống thứ hai: Nếu gặp lúc nhiệt độ xuống thấp các chót lá cũng bị khô và xoăn lại, trường hợp này là bệnh sinh lý, khi nhiệt độ tăng thì cây lúa trở lại bình thường.