Cách chăm sóc lúa hạn chế ảnh hưởng của hạn, mặn

Hỏi: Làm đất thế nào để hạn chế được ảnh hưởng của hạn, mặn? Nên bón phân gì với liều lượng bao nhiêu để lúa sinh trưởng tốt khi gặp hạn, mặn?

thumb_660_c98cd3bc-cbd6-4b08-9a94-827e92aef0f8

Ảnh minh họa

Trả lời:

Hạn và mặn bất thường là do sự thay đổi bất thường của thời tiết, nên việc hạn chế ảnh hưởng của hạn, mặn với một số vụ lúa trong năm cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số giải pháp đối phó để giảm thiểu và thích ứng với tình trạng hạn, mặn theo quan điểm “sống chung với hạn, mặn” như sau:

Đối với trường hợp bị hạn:

– Chuyển đổi cây trồng cho phù hợp

– Thay đổi lịch thời vụ trồng lúa để né hạn.

– Bón phân hữu cơ vi sinh (500-1000 kg/ha) để tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất.

– Nếu hạn trong thời gian ngắn có thể sử dụng một số loại phân bón lá phun với lượng 500 lít/ha để dung bình phun thuốc để vừa cung cấp dinh dưỡng vừa cung cấp nước cho cây. Có thể phun từ 1-2 lần/ngày tùy theo mức độ hạn nặng hay nhẹ.

Đối với trường hợp bị mặn:

– Chuyển đổi cây trồng cho phù hợp.

– Thay đổi lịch thời vụ trồng lúa để né mặn.

– Chỉ xuống giống khi độ mặn < 0,2%

– Sử dụng giống chống chịu với mặn

– Nếu lỡ xuống giống rồi mà gặp mặn thì có một số giải pháp như sau:

+ Không bơm nước mặn lên ruộng khi độ mặn trong nước kênh, mương >0,4%, lưu ý nên bơm nước lên ruộng vào những thời điểm nước ròng vì lúc này độ mặn trong kênh, mương sẽ thấp.

+ Bón phân hữu cơ cho lúa với lượng bón từ 500-1000 kg/ha.

+ Nếu gặp mặn trong thời gian ngắn có thể sử dụng một số loại phân bón lá phun với lượng 500 lít/ha để dung bình phun thuốc để vừa cung cấp dinh dưỡng vừa cung cấp nước cho cây. Có thể phun từ 1-2 lần/ngày tùy theo mức độ mặn nặng hay nhẹ.

+ Bón thêm các loại phân trung lượng có chứa Canxi, Silic để tang khả năng chống chịu với mặn cho cây lúa.

Chuyên gia TS. Chu Văn Hách