Người nông dân Hòa Bình thoát nghèo từ chăn nuôi đà điểu

Năm 2013, anh Phan Sỹ Hải đầu tư xây dựng trang trại nuôi đà điểu để cung thịt và giống, tạo hướng đi mới mang lại kinh tế cho gia đình. Doanh thu hàng năm sau khi trừ chi phí đạt 600 triệu.

Sau lần tham quan mô hình chăn nuôi đà điểu tại Ba Vì, Hà Nội, nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện diện tích đất nuôi của gia đình. Năm 2013 anh Phan Sỹ Hải, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi đà điểu để cung thịt thương phẩm và giống, tạo hướng đi mới mang lại kinh tế cho gia đình và người dân địa phương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Ngày hai lần anh đi lấy thức ăn cho đà điểu là những loại rau như rau muống, rau lang, cỏ voi. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Đà điểu là loài chim dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau lang, rau muống, cỏ hoa trắng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Trại nuôi đà điểu phải đáp ứng được môi trường và tập tính của đà điểu đó là có sân rộng, sạch và rải cát khô để đà điểu chạy và tắm cát. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Đà điểu non mới nở có cân nặng từ 2-3kg tại trại nuôi của anh Phan Sỹ Hải, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Anh Phan Sỹ Hải cho đà điểu ăn tại trang trại ở thôn Mỵ, xã Yên mông, Thành phố Hòa Bình. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Hiện trang trại của Hải đang có khoảng hơn 300 con đà điểu, 2/3 trong số đó là những con non, con giống đã được đặt hàng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Những con giống tại trang trại của anh Hải chuẩn bị xuất chuồng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Anh Phan Sỹ Hải với những chú đà điểu trưởng thành tại trang trại. Với anh Hải thì đà điểu là loài chim thông minh và rất hiếu kỳ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Những chú đà điểu trưởng thành có cân nặng khoảng 100-150kg và giá bán dao động khoảng 100-120.000 đồng/kg. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)