Người dân nhiều nước châu Á ăn gì trong dịp Tết Nguyên đán?

Tết Nguyên đán được tổ chức tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ và cả nhiều nước khác có cộng đồng người Trung Quốc sinh sống đông đảo.

Người dân nhiều nước châu Á ăn gì trong dịp Tết Nguyên đán?

Đối với nhiều người Hồng Kông, dịp Tết Nguyên đán quan trọng nhất trong năm đối với họ. Đối với mỗi lứa tuổi trong xã hội, Tết là dịp đến thăm bạn bè và gia đình hoặc là dịp thưởng thức nhiều loại đồ ăn ngon. Cả người già hay người trẻ trong xã hội đều mừng năm mới.
Tại Hồng Kông, hãng hàng không Cathay Pacific đã tổ chức lễ hội kéo dài 4 ngày tại khu Tây Cửu Long. Hoạt động bắn pháo hoa đã bị hủy bỏ do chính quyền thành phố lo ngại về rủi ro an ninh sau hàng loạt đợt biểu tình gần đây.
Tại Hồng Kông, phong tục đón năm mới cũng giống như Trung Quốc. Họ cùng tụ họp để ăn uống, phát phong bao lì xì.
Tại Malaysia, ¼ dân số Malaysia có gốc Trung Quốc, chính vì vậy không khó hiểu khi mà Tết Nguyên đán được tổ chức trên quy mô lớn. Hai địa điểm có nhiều hoạt động mừng năm mới nhất bao gồm Kuala Lumpur hay khu đảo Penang.

 Món ăn mừng năm mới của cộng đồng người Trung Quốc tại Malaysia
Vào dịp Tết người Malaysia ăn món súp yee sang. Món súp này bao gồm một số lát cá, rau và sốt.
Tại Singapore, người Trung Quốc ở Singapore cũng có những cách tổ chức Tết Nguyên đán riêng. Có nhiều hoạt động lễ hội được tổ chức. Universal Studio tại Singapore có tổ chức lễ hội riêng nhân dịp năm mới với màn múa lân đặc biệt, nhiều nhân vật yêu thích mặc quần áo lễ hội.
Khác với tết Songkran, lễ mừng năm mới của người Thái Lan dự kiến tổ chức vào tháng 4/2020, Tết Nguyên đán của người Trung Quốc tại Thái Lan tập trung chủ yếu ở thủ đô Bangkok.

Món canh bánh gạo không thể thiếu trong dịp năm mới của người Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, người ta gọi Tết Nguyên đán bằng cái tên Seollal. Món Tteokguk hay còn gọi là canh bánh gạo được ăn trong dịp mừng năm mới này. Tteokguk là món canh bánh truyền thống của người Triều Tiên, thường ăn vào dịp Tết. Tteok là một loại bánh làm từ bột gạo nếp và thường được thái mỏng, còn guk là canh. Người ta thường trang trí món canh này với trứng, thịt băm và gim.

 Các món ăn mừng năm mới của người Mông Cổ 
Người Mông Cổ cũng mừng Tết Nguyên đán. Mỗi vùng Mông Cổ lại có các món ăn khác nhau dành cho dịp lễ trọng đại này. Trong đó, các gia đình thường có một đĩa bánh quy lớn xếp hình kim tự tháp tượng trưng cho núi Sumeru, thịt ngựa và bánh nhân thịt cừu, thịt bò…