Nâng cao hiệu quả xử lý nghịch vụ cây ăn trái

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, để đảm bảo vườn cây trong giai đoạn mang trái đầy đủ dinh dưỡng, cần hạn chế bón nhiều phân đạm trong mùa mưa, lũ.

Nguyên nhân là trong nước mưa có chứa khí nitơ (78%) kết hợp với khí oxi (21%) tạo ra dạng đạm rơi xuống.

09-46-02_nh_1_-_nong_dn_gp_kho_khn_khi_xu_ly_r_tri_vu_nghich

Nông dân gặp khó khi xử lý vườn cây ăn trái ra vụ nghịch

Theo tính toán, 10ha đất sẽ nhận được lượng đạm từ nước mưa vào khoảng 10 – 84kg đạm/năm. Chính vì vậy trong nước mưa có đạm, nếu bà con bón thêm đạm sẽ gây hiện tượng thừa, làm cho cây ra đọt non, trong giai đoạn cây có trái non, sẽ dẫn hiện tượng rụng trái. Ngược lại, trên sầu riêng, hoặc trái đang phát triển sẽ xảy ra hiện tượng trái bị sượng.

Để nuôi trái trong giai đoạn này, TS Võ Hữu Thoại khuyến cáo, cần sử dụng phân NPK, đặc biệt các loại phân chuyên dụng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây, bón với liều lượng vừa đủ. Khi trái non rụng nhiều, bà con nên bổ sung các loại phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng phun lên để hỗ trợ dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất cho cây.

PGS.TS Phạm Văn Kiêm, nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) nhận định, đối với bệnh thối rễ của các loại cây ăn trái nói chung từ sầu riêng, cam, quýt… kể cả cây xoài và những loại cây trồng cạn trên rẫy như ớt, khổ qua… đều có thể bị bệnh thối rễ. Tất cả các loại cây này đều bị ảnh hưởng bởi nấm Fusarium gây hại rễ.

Trong đất ở vùng ĐBSCL, đều xuất hiện loại nấm Fusarium ở trong đất. Đối với loại nấm này, cần điều kiện để phát triển, nếu hệ vi sinh vật trong đất phong phú thì có thể ức chế nấm Fusarium gây thoái rễ. Nhưng, khi hệ vi sinh vật trong đất cạn kiệt, khi đó trong đất chỉ còn duy nhất nấm Fusarium, dẫn đến nấm Fusarium ăn rễ cây, phát triển mạnh dẫn đến thối rễ.

Mặt khác, điều kiện làm cho hệ vi sinh vật trong đất ít đi là do phân hữu cơ bị vi sinh vật ăn và phân hủy hết, đến lúc cạn kiệt nguồn thức ăn, dẫn đến vi sinh vật chết dần, dẫn đến nấm hại phát triển, tấn công rễ. Do đó, bên cạnh bón phân hóa học, bà con cần phải bón nhiều phân hữu cơ cho đất vườn, nuôi hệ vi sinh vật ngoại sinh này, ức chế bệnh thoái rễ.

Đối với bệnh thối rễ, nếu tưới  Benomyl chỉ giúp vườn cây khá lên khoảng 3 tháng, khi hết thuốc dẫn đến cây càng kiệt quệ nhanh hơn. Vì vậy, chỉ có cách tạo hệ vi sinh vật có sẵn trong đất, bằng cách bón phân hữu cơ cho cây.

Trên thị trường có nhiều loại phân hữu cơ để bón cho cây, nhưng có thể sử dụng cách thả lục bình vào mương nước trong vườn cây, đợi lục bình mọc dày, kéo lên tủ gốc, sau đó tưới Trychoderma lên để lục bình phân hủy nhanh, tạo thành phân hữu cơ cung cấp cho đất.

Kỹ sư Phạm Văn Quy, đại diện Cty Beymer (Đức) cho biết, vào mùa mưa, rất dễ gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý trái non, đất dễ đi đọt sẽ gây rụng trái. Trong quá trình này, sau khi đậu trái non, nên sử dụng các dòng phân bón. Thứ nhất, về phân bón gốc, sử dụng các dòng có kali để hạn chế quá trình ra đọt và có thêm thành phần trung, vi lượng để đảm bảo bộ lá dày hơn. Beymer có đưa ra thị trường dòng sản phẩm Nitrofoska Perfect 15-5-20, bên cạnh thành phần kali 20%, có thêm vi lượng là Mg 2% giúp bộ lá xanh hơn. Dòng sản phẩm này còn có thêm thành phần Boron để tăng tỷ lệ đậu trái. Dòng sảng phẩm thứ hai, được sử dụng trong giai đoạn sau khi đậu trái non này là dòng kali Boron, gồm 40% kali, 6% Mg, Boron 0,8%.

Theo liều lượng khuyến cáo sử dụng, trong giai đoạn cây từ 4 – 6 năm tuổi, bà con nên bón thành phần Nitrofoska Perfect khoảng từ 400 – 500 gram/gốc; cây từ 6 – 8 năm tuổi trở lên, bón khoảng 600 – 700 gram/gốc. Cây từ 10 năm tuổi trở lên, bón khoảng 1kg phân/gốc. Bên cạnh quá trình bón phân dưới gốc đảm bảo có thành phần kali để hạn chế hiện tượng ra đọt gây rụng trái, Beymer cũng có dòng sản phẩm Basfolia Boron và sản phẩm kết hợp để phun lên trái và mặt lá là sản phẩm Basfolia Combi-Stipp.

Theo Nongnghiep.vn