Giá cà phê hôm nay 5/9: Tăng 200 đồng/kg, giá tiêu giảm sau nhiều ngày đi ngang liên tiếp

Giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg, dao động trong khoảng 32.200 – 33.300 đồng/kg. Trong khi đó

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên quay đầu tăng 200 đồng/kg, dao động trong khoảng 32.200 – 33.300 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM tăng 6 USD/tấn lên 1.510 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1.510 Trừ lùi: +200
Giá cà phêĐắk Lăk 33.300 +200
Lâm Đồng 32.200 +200
Gia Lai 33.000 +200
Đắk Nông 33.000 +200
Hồ tiêu 43.500 0
Tỷ giá USD/VND 23.130 0
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Giá cà phê robusta giao trong tháng 9 tăng 0,4% lên 1.287 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 tăng 1,1% lên 96,6 UScent/pound.

Nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, CCL Products, có kế hoạch tăng cường tập trung vào thị trường Ấn Độ, nhắm tới một thị phần lớn của thị trường nội địa nhưng mới chỉ đóng góp 7% vào tổng doanh thu.

Công ty đã báo cáo doanh thu 1.100 crore rupee vào năm 2018 và có 2 cơ sở sản xuất ở Ấn Độ cùng với 2 cơ sở lần lượt tại Việt Nam và Thụy Sĩ.

CCL Products cũng đang xem xét mở rộng cơ sở tại Việt Nam, ngoài việc bổ sung công suất và đóng gói ở Ấn Độ. Công ty đã đưa ra một kế hoạch mở rộng với chi phí 20 triệu USD, theo The Economic Times.

Trong đó, 8 triệu USD sẽ sử dụng cho việc bổ sung công suất tại Việt Nam và 12 triệu USD cho sản xuất bao bì tại chi nhánh của công ty ở đặc khu kinh tế gần Chittoor, Andhra Pradesh, Ấn Độ.

CCL chuyên xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan đến hơn 80 quốc gia và đang xem xét tăng số lượng thị trường xuất khẩu lên hơn 100 trong 2 – 3 năm tới, ngoài việc tập trung vào Mỹ.

Đại diện CCL Products đã trả lời các nhà báo ở thành phố Hyderabad rằng họ hi vọng sẽ hết nợ trong vòng 3 năm, giúp tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đồng loạt giảm 500 – 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu tỉnh Đắk Lắk giảm 500 xuống 43.500 đồng/kg. Mức giảm phổ biến ở các tỉnh là 1.000 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 43.500
GIA LAI
— Chư Sê 42.000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 43.000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 44.500
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 44.000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 41.500

Theo Bộ NN&PTNT, hối lượng tiêu xuất khẩu tháng 8 năm 2019 ước đạt 20 nghìn tấn, với giá trị đạt 50 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 220 nghìn tấn, tương đương 561 triệu USD, tăng 27,4% về khối lượng nhưng giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 là Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 36,8% thị phần. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.556 USD/tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi xuất khẩu tiêu sang hầu hết các thị trường đều giảm về giá trị, do ảnh hưởng của xu hướng giảm giá trên thị trường toàn cầu, xuất khẩu tiêu sang thị trường Đứclại tăng mạnh về cả khối lượng và giá trị.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu sang Đức đạt 8 nghìn tấn, tương đương 23,4 triệu USD, tăng 53,3% về lượng và tăng 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đức tăng nhập khẩu tiêu để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu đang ngày càng phát triển tại nước này. Mặc dù mức tiêu dùng tiêu của Đức đã bắt đầu giảm từ năm 2013 nhưng nhập khẩu tiêu của Đức vẫn tăng khoảng 4%/năm trong giai đoạn 2014-2018.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 3/9 (giờ địa phương) tăng 0,5% lên 157,4 yen/kg.

Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8/2019 đạt 181 nghìn tấn với giá trị đạt 246 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 963 nghìn tấn và 1,32 triệu USD, tăng 9,7% về khối lượng và tăng 7,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1.376 USD/tấn, giảm 3,66% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 63%, 8,9% và 3,4%.