Giá cà phê hôm nay 2/8: Tiếp tục giảm 500 đồng/kg, giá cao su lao dốc

Giá cà phê hôm nay ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm 500 đồng/kg dao động trong khoảng 31.900 – 32.800 đồng/kg. Cùng lúc, giá cao su hôm nay giảm tới 17%.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm 500 đồng/kg dao động trong khoảng 31.900 – 32.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM  giảm 31 USD/tấn xuống 1.377 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1.377 Trừ lùi: +70
Giá cà phêĐắk Lăk 32.800 -500
Lâm Đồng 31.900 -500
Gia Lai 32.600 -500
Đắk Nông 32.600 -500
Hồ tiêu 44.000 0
Tỷ giá USD/VND 23.145 +5
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Tại thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 9 giảm 2,3% xuống 1.307 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 2% xuống 97,6 UScent/pound.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản Xuất khẩu cà phê tháng 7/2019 ước đạt 157 nghìn tấn với giá trị đạt 253 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,08 triệu tấn và 1,82 tỷ USD, giảm 8,2% về khối lượng và giảm 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9,4%. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.706 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 7/2019, giá cà phê thế giới biến động giảm. Nếu như đầu tháng 7/2019, giá sàn Robusta tại London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu, vẫn còn giao dịch ở khu vực 1.490 USD/tấn thì đến những ngày từ 15/7 đến 17/7 đã giảm gần 100 USD mỗi tấn. Giá cà phê giảm do áp lực bán hàng vụ mới tiếp tục đè nặng các thị trường cà phê kỳ hạn.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên  đi ngang trong khoảng 43.000 – 45.500 đồng/kg, theo tintaynguyen.com. Trong đó, giá tiêu cao nhất ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thấp nhất tại tỉnh Đồng Nai.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 44.500
GIA LAI
— Chư Sê 43.500
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 44.500
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 45.500
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 44.500
ĐỒNG NAI
— Tiêu 43.000

giá tiêu có xu hướng giảm trong tháng 7/2019. So với tháng trước, giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 45.000 – 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg xuống mức 44.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai vẫn giữ mức 44.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực dư cung tiếp tục tăng khi hai nước sản xuất lớn gồm Indonesia và Brazil đã bước vào vụ thu hoạch, và tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều. Thêm vào đó, sự suy yếu

của đồng tiền Real của Brazil so với đồng USD khiến cho những người sản xuất của nước này có xu hướng bán nhanh sản phẩm tiêu thay vì giữ hàng.

Dự báo, giá tiêu thời gian tới sẽ không có biến động mạnh do nguồn cung hạt tiêu trên toàn thế giới vẫn đang được bổ sung, trong khi nhu cầu không có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong dài hạn, áp lực dư cung giảm có khả năng hỗ trợ giá tiêu toàn cầu tăng.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 2/8 (giờ địa phương) giảm mạnh 17% xuống 183,2 yen/kg.

Thị trường cao su nguyên liệu trong nước biến động tăng nhẹ trong tháng qua cùng với xu hướng của thị trường thế giới. Tại thủ phủ cao su Bình Phước, giá mủ nước ngày 17/7 tăng lên 265 đồng/độ, so với 260 đồng/độ vào đầu tháng. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg.

Triển vọng thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu căng thẳng gia tăng, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại, làm giảm giá dầu đồng thời kéo giảm nhu cầu cao su.

Hiện tại, xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của xung đột thương mại Mỹ – Trung, giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.