Giá cà phê hôm nay 14/8: Bất ngờ tăng mạnh theo giá thế giới

Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng mạnh 700 đồng/kg dao động trong khoảng 32.200 – 33.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng mạnh 700 đồng/kg dao động trong khoảng 32.200 – 33.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM tăng 35 USD/tấn xuống 1.375 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1,375 Trừ lùi: +70
Giá cà phêĐắk Lăk 33.100 +700
Lâm Đồng 32.200 +700
Gia Lai 33.000 +700
Đắk Nông 32.800 +700
Hồ tiêu 43.500 0
Tỷ giá USD/VND 23.145 0
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 9 tăng 2,6% lên 1.305 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 2,1% lên mức 95,8 UScent/pound.

Xuất khẩu cà phê của Brazil đã tăng 28,2% so với năm ngoái lên 3,2 triệu bao 60 kg trong tháng 7, mức tốt nhất của tháng trong 5 năm.

Theo Hội đồng Các nhà xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe), xuất khẩu cà phê trong tháng 7 đã tạo ra 378,2 triệu USD, tăng 5,1% so với năm trước.

Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica chiếm 71,4% tổng xuất khẩu cà phê trong tháng 7, còn cà phê robusta và cà phê hòa tan chiếm lần lượt 18,2% và 10,3%,

Trong 7 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu 23,5 triệu bao cà phê, tăng 37,6% so với cùng kì năm ngoái. Tổng xuất khẩu trong 7 tháng đã thu về 2,9 tỉ USD lợi nhuận, tăng 11% so với cùng kì năm 2018.

“Khối lượng xuất khẩu trong tháng 7 cho thấy Braizl duy trì tốc độ dương và đang tích cực xuất khẩu cà phê bền vững với chất lượng và hiệu quả. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Mỹ và Đức đồng loạt tăng”, Chủ tịch Cecafe, ông Nelson Carvalhaes cho hay.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở mức 42.000 – 45.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thấp nhất tại tỉnh Đồng Nai.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 44.000
GIA LAI
— Chư Sê 43.000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 44.000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 45.000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 44.000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 42.000

Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA), cho biết sản lượng hồ tiêu đã liên tiếp tăng hàng năm mặc dù khối lượng đơn đặt hàng vẫn giữ nguyên.

Chính điều này đã tạo ra tình trạng dư thừa nguồn cung.

Trong năm 2017, xuất khẩu hồ tiêu hàng năm của Campuchia là khoảng 70 tấn trong khi tổng sản lượng đạt 102 tấn. Nông dân chỉ có thể bán một phần trong tổng sản lượng họ sản xuất được, theo The Phnom Penh Post.

“Hạt tiêu của chúng tôi đã bão hòa, ít được bán trên thị trường và sản xuất cũng đã vượt quá nhu cầu. Bây giờ, chỉ có nông dân sản xuất qui mô nhỏ và các công ty lớn tiếp tục nỗ lực canh tác”, ông nói thêm.

Theo ông Lay, mùa thu hoạch hạt tiêu diễn ra từ tháng 1 – tháng 6 hàng năm và tính đến tháng 7/2019 vừa rồi, mùa vụ cũng không mở rộng thêm.

Hiện tại, hầu hết công ty từng mua tiêu từ nông dân đều có trang trại trồng tiêu riêng. Họ sẽ chỉ mua từ nông dân nếu cần thiết, ông Lay cho hay.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 14/8 (giờ địa phương) giảm 0,7% xuống 187,1 yen/kg.

Giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ (ICEX) đã tăng lên trong ngày 6/8 sau khi chạm mức thấp nhất trong 6 tháng là 14.425 rupee/100 kg. Hợp đồng cao su giao tháng 8 đạt mức 14.575 rupee/100 kg, tăng 0,5% so với mức giá đóng cửa phổ biến, theo Cogencis.

Tuy nhiên, sự sụt giảm của các hợp đồng cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) trong giao dịch sớm và sự giảm giá tại các thị trường giao ngay của Kerala đã giới hạn mức tăng trên sàn ICEX, theo A.M. George, chủ sở hữu của George Rubbers có trụ sở tại Kerala.

Trong giao dịch sớm, hợp đồng cao su hoạt động mạnh nhất vào tháng 1/2019 trên TOCOM đã chạm mức thấp nhất trong 8 tháng là 160,7 yen (khoảng 106,9 rupee)/kg.

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có khả năng gồm cả nhu cầu đối với hàng hóa, bà Anu Pai, nhà phân tích tại Geojit Financial Services cho biết