Dịch bệnh cần chú ý trong tuần từ (4/2-10/2)

Các tỉnh phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên các dịch hại như chuột, ốc bươu vàng, rầy lưng trắng… tiếp tục lây lan.

1.Trên lúa

 Các tỉnh phía Bắc: Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo, theo dõi chặt các loại dịch hại như chuột, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, tổ chức phòng trừ khi còn diện hẹp. Hướng dẫn phòng chống rét cho mạ, lúa gieo thẳng bằng màng phủ nilon, điều tiết nước, bón tro bếp và chế độ phân bón; không xuống giống, cấy vào những ngày rét đậm, rét hại để hạn chế thấp nhất tình trạng mạ, lúa chết rét.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn,… gây hại trên lúa ở giai đoạn đòng đến trỗ chín. Bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu năn,… gây hại ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Chuột gây hại nhẹ trên các trà lúa, nặng hại cục bộ. Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 – 3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình. Cần theo dõi chặt chẽ diến biến của bệnh, đối với ruộng trồng giống nhiễm, có thể kết hợp phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều. Những địa phương thường xuất hiện muỗi hành gây hại cần theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả, đặc biệt là trên các trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng. Ngoài ra lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá vi khuẩn giai đoạn đẻ nhánh – đòng; chuột giai đoạn trổ chín.

  1. Trên cây trồng khác

Trên cây ngô: sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.

– Trên cây rau, màu: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ… phát sinh gây hại nhẹ; bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.

– Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa…. tiếp tục hại; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại xu hướng tăng tại các vùng chuyên canh.

– Cây nhãn, vải: bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.

– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp, bệnh phồng lá … tiếp tục gây hại.

– Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung, sâu non xén tóc…tiếp tục gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch, nặng hại cục bộ.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, có khả năng phát sinh gây hại tăng; rệp sáp bột hồng tái xuất hiện và gây hại tại địa phương đã từng phát hiện trước đây.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk,rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt… tiếp tục gây hại.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục gây hại.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành…tiếp tục gây hại tăng ở giai đoạn PTTL, ra lộc non.

Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư…gây hại nhẹ.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn… tiếp tục gây hại.

 (Cục BVTV)