Cuộc sống ở những nơi nóng nhất thế giới

Ở những nơi nóng nhất thế giới, sự sống con người vẫn tồn tại. Họ học cách sống chung với sự khắc nghiệt của khí hậu, tự nhiên.

Vùng lõm Danakil là một khu vực hẻo lánh của Ethiopia, gần với biên giới Eritrea, khu vực này đã độc lập vào năm 1993. 

Những màu sắc sinh động của Danakil Depression tương phản với các dãy núi trọc bao quanh. Nơi đây nằm thấp hơn 90m so với mực nước biển và điều này đóng vai trò như một cái vạc tự nhiên, giữ nhiệt ở bên trong. Mặt trời không phải là nguồn cung cấp nhiệt duy nhất. Nhiệt độ ở đây được bổ sung bởi các núi lửa hoạt động trong khu vực.

12-08-07_nong_nht-1

Một hồ nham thạch rực sáng bên trong miệng núi lửa Erta Ale ở Danakil

Người lao động ở Danakil phải làm việc trong điều kiện rất khó khăn, nhiệt độ hầu như không giảm xuống dưới mức 50-60 độ C, ngay cả vào buổi sáng sớm. Chính vì vậy họ thường phải làm việc từ rất sớm trước khi mặt trời tỏa nhiệt quá nóng.  

Cổng địa ngục trên trái đất

Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã đến Ethiopia để ghi lại những hình ảnh phi thường về một trong những công việc vất vả tại Cổng địa ngục – một trong những nơi nóng nhất trên trái đất.

12-08-07_nong_nht-2

Màu sắc kì ảo của hồ được tạo bởi lưu huỳnh và muối kali

Người dân địa phương đã đi khai thác muối theo cách truyền thống đã có từ hàng thế kỉ trước: chặt muối thành những viên gạch vuông vức và dùng lạc đà để vận chuyển về. Mặc dù cảnh quan núi lửa ở khu vực này tuyệt đẹp, nhưng với nhiệt độ không bao giờ dưới 50 độ C vào ban ngày, nó chắc chắn không phải là một địa điểm làm việc lý tưởng đối với bất kì ai…  

Sống trong nóng và muối…

Không có máy khoan khí nén hay các thiết bị chuyên dụng dành cho thợ mỏ, người lao động ở đây sử dụng các dụng cụ khá thô như rìu để phá vỡ tấm muối ra khỏi mặt đất. Nhiều người trong số họ đã dành toàn bộ cuộc sống của mình làm công việc khai thác muối. Một số người đeo găng tay khi làm việc, những người khác để tay trần. Cảnh quan ở đây gây ấn tượng mạnh mẽ trên hình, nhưng được biết đến như là "Cổng địa ngục' vì sức nóng và mùi hôi thối của lưu huỳnh.

Khung cảnh nơi những người thợ đào muối làm việc đẹp đến ám ảnh với núi lửa hoạt động, suối lưu huỳnh bốc hơi, dòng dung nham đen nhánh và các lưu vực muối đa sắc màu. Nhiều du khách cho rằng, nơi đây giống như trên Mặt Trăng. Nó không thật và mang đến cảm giác phiêu lưu, hoang sơ và thô bạo.

12-08-07_nong_nht-3

Vùng lõm Danakil được cho là cái nôi của loài người

Từ nhiều thế kỉ trước, gạch muối đã được sử dụng như tiền tệ. Ngày nay chúng được bán trên khắp Ethiopia và Sudan cho những người nông dân muốn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho gia súc của họ. Nhiếp ảnh gia Rumi nói: "Ngay khi bước ra khỏi xe, tôi nhận ra lý do tại sao nơi này được gọi là "Cổng địa ngục". Đây là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất và tôi có thể cảm thấy hơi nóng trên da thịt của tôi. Những con lạc đà chất trên lưng các tấm "vàng trắng" và dẫn ra khỏi vùng lõm đến thị trấn Berhale, cách đó ba ngày đi bộ.

12-08-07_nong_nht-4

Người dân khai thác muối ở Danakil

Lạc đà, nổi tiếng với khả năng trữ nước trong bướu, có thể đi bộ nhiều ngày mà không cần phải uống. Do đó, nó là phương tiện lý tưởng của giao thông vận tải.  

Nơi "40 độ C là ngày mát trời"

Ốc đảo sa mạc này nổi tiếng là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới, với nền nhiệt lên tới 55 độ C.

Ghadames là tên một thị trấn – ốc đảo thuộc vùng Tripolitania, phía Tây Nam Libya, giáp với biên giới của Algeria và Tunisia. Theo những tài liệu cổ hiếm hoi còn sót lại, Ghadames là một trong những thị trấn cổ nhất trên sa mạc và được ví như “hòn ngọc” của sa mạc Sahara. Tuy nhiên, Ghadames cũng nổi tiếng là một trong những nơi "Hỏa Diệm Sơn" trên thế giới, với nhiệt độ lên tới 55 độ C.

12-08-07_nong_nht-5

Con người và cái nóng ở Ghadames

Ghadames có nhiệt độ cao quanh năm, trung bình ở đây là 41 độ C và nhiệt độ đỉnh điểm đo được là 55 độ C. Từ tháng 5 tới tháng 9 là khoảng thời gian Ghadames nóng “rực rỡ” nhất trong năm. Khí hậu ở Ghadames chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sa mạc phía Nam và một phần của biển Địa Trung Hải ở phía Bắc. Đặc trưng thời tiết ở đây là thứ gió nóng Ghibli thổi từ sa mạc và mang theo các cột tháp bụi, bão cát. Đây là một điều vô cùng kinh hoàng với những người dân sống ở Bắc Phi này.

Những người dân Ghadames thường nói đùa rằng khi có gió Ghibli, một chú lạc đà cái có thể có cái bụng… chửa mà không cần có sự “can thiệp” của con đực. Điều này muốn ám chỉ rằng, gió ở đây mạnh đến nỗi đã đem cát chu du cả vào những “chỗ kín đáo nhất”.  

Con người và cái nóng ở Ghadames

Ghadames là một thị trấn vô cùng đặc biệt. Nó được chia thành hai khu chính: Ghadames hiện đại và Ghadames cổ. Điều này là do trong những năm 1970, chính phủ Libya đã cho xây dựng một khu nhà mới bên cạnh khu nhà cũ của thị trấn với những điều kiện sinh hoạt và thiết bị hỗ trợ chống nóng hiện đại hơn.

12-08-07_nong_nht-6

Người dân sinh hoạt trong ngôi nhà cổ ở Ghadames

Điều hòa nhiệt độ có thể là một giải pháp tốt cho việc chống nóng, nhưng nó lại không phải là “quạt Ba Tiêu” thần kỳ. Chiếc máy hiện đại này cũng có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người khi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời cách nhau quá xa. Thêm nữa, chẳng có điều hòa nhiệt độ nào “điều hòa” nổi cái thứ gió nóng rẫy Ghibli. Do đó, người dân ở đây cũng chỉ dám chống nóng bằng cách sử dụng điều hòa một lúc, sau đó lại tắt đi. Vì vậy, cứ mỗi năm, khi đợt nóng khủng khiếp nhất trong năm lại tràn về, khoảng 20.000 người của thị trấn ốc đảo Ghadames lại “du lịch” về khu Ghadames cổ.

Theo người dân Ghadames, đây được coi là nơi “trú ẩn” tuyệt vời khi phải chống chọi với cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Khu Ghadames cổ được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm với thiết kế sáng tạo giúp “xử lý” nhiệt độ oi bức của mùa hè…

Theo Nông nghiệp