Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm Thao cho cây có múi

Bón phân cho cây cam, quýt thường chia ra 3 giai đoạn (không tính giai đoạn ở vườn ươm): Đào hố để trồng, kiến thiết cơ bản, kinh doanh.

  1. Đặc điểm sinh lý và yêu cầu về đất, dinh dưỡng của cây cam, quýt

Cam, quýt có thể được trồng ở vùng nhiệt độ 12-39 độ C, nhưng thích hợp nhất là 23-29 độ C với cường độ ánh sáng 10.000-15.000 Lux.

Cây cam, quýt ưa ẩm (độ ẩm thích hợp là 70 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng), nhưng không chịu úng. Đất trồng cần có tầng canh tác ít nhất 60cm, đất tơi xốp, thoát nước, có thành phần cơ giới tốt (tốt nhất là cát pha hoặc thịt nhẹ). Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát biển, đất mặn ít, đất phèn nhẹ, đất phù sa trung tính cho đến các loại đất phù sa cổ, đất feralit… trên đồi núi.

Tuy vậy để chúng có tuổi thọ dài, năng suất cao, chất lượng tốt trên mỗi loại đất có cách làm đất, chăm bón khác nhau. Yêu cầu chung là: pHKCl khoảng 5 – 7, chất hữu cơ từ 2% trở lên, hàm lượng N, P, K tổng số đạt mức trung bình: N > 0,1%, P2O5 > 0,08%, K2O > 0,5%; hàm lượng các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, B, Mo) cần đạt ở mức tối thiểu.

  1. Thời vụ trồng

Ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ thời vụ trồng tốt nhất tháng 2 – 3 và có thể trồng vào tháng 7, 8; duyên hải Nam Trung Bộ trồng vào tháng 8, 9; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trồng vào tháng 6, 7; vùng ĐBSCL trồng vào đầu hoặc cuối vụ mưa.

  1. Mật độ trồng

Ở vùng đất đồi có độ dốc từ 3 – 5 độ mật độ trồng từ 416 hố (4 x 6 m) đến 500 hố (4 x 5m) theo kiểu tam giác. Kích thước hố: Rộng 0,8 – 1,0m, sâu 0,7  – 0,8m.

Ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long sau khi lên líp cần làm mô đất. Dùng lớp đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô, đắp mô đất cao 40-60cm, rộng 80-100cm, mật độ 5 x 6m hoặc 6 x 6m (240 – 330 mô/ha). Khoét giữa mô một lỗ và trộn đều đất được moi ra với số lượng phân cho mỗi hố, đặt bầu cây, lấp phân, vỗ chặt, tưới nước. Sau 30 ngày đặt bầu trồng.

  1. Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm Thao

Bón phân cho cây cam, quýt thường chia ra 3 giai đoạn (không tính giai đoạn ở vườn ươm): Đào hố để trồng, kiến thiết cơ bản, kinh doanh. Tùy theo loại đất trồng, tùy theo vùng sinh thái để có cách đào hố bón phân, chăm bón khác nhau.

4.1 Bón phân vào hố (bón lót trước khi trồng)

+ Phân hữu cơ: Nếu có phân hữu cơ  hoai mục, đạt tiêu chuẩn (N – P2O5 – K2O tổng số: 0,25-0,3, 0,15-0,20, 0,4-0,5%) thì cần bón 20 – 30kg/hố, nhưng nếu chỉ lá cây, cỏ ủ thì cần ít nhất 50kg/hố. Nếu dùng phân hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh thì lượng dùng cũng tương đương phân hữu cơ hoai mục đạt tiêu chuẩn.

+ Phân lân nung chảy Lâm Thao bón 1,2 – 1,5kg/hố, tức 480 – 600kg/ha.

+ Vôi bột: Tùy theo đất chua nhiều hay chua ít để định lượng vôi bột cần bón. Thông thường bón 0,5kg/hố, tức khoảng 250 – 300kg/ha.

Toàn bộ số phân trên trộn đều với đất được đào lên, sau đó cho vào lấp đầy hố, để sau 30 ngày thì đặt bầu trồng cây, vỗ chặt, tưới đủ nước.

4.2. Bón phân ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: Giai đoạn cây chưa có quả thường 3 năm

Từ  1 – 3 năm sau khi trồng cây vào hố hàng năm, bón 4 đợt phân NPK-S 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.12-14 vào các tháng 2, 5, 8, 11.

Năm thứ 1: Mỗi đợt bón 0,4 – 0,5kg NPK-S/cây. Năm thứ 2: Mỗi đợt bón 0,5 – 0,6kg NPK-S/cây + bón 25-40kg/cây phân hữu cơ hoai mục  vào tháng 2 + bón 1,0-2,0kg/cây  vôi bột vào tháng 11. Năm thứ 3: Mỗi đợt bón 0,6-0,7kg NPK-S/cây.

4.3. Bón phân ở giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ tư trở đi)

Tuổi cây Loại phân Trước ra hoa 4 tuần Sau đậu quả và

quả đã phát triển

1 tháng

trước thu hoạch

Sau thu hoạch

1 tuần

4 Phân hữu cơ 30-45
Vôi bột 2-3
Lân Nung chảy Lâm Thao 0,4-0,5
NPK-S*M1 12.5.10-14

hoặcNPK-S

10.5.10-5

0,6-0,8 0,6-0,8 0,6-0,8
5 Lân Nung chảy Lâm Thao 0,5-0,6
NPK-S*M1 12.5.10-14

hoặcNPK-S

10.5.10-5

0,8-0,9 0,8-0,9 0,8-0,9
6 Phân hữu cơ 50-75
Vôi bột 2-3
Lân Nung chảy Lâm Thao 0,6-0,7
NPK-S*M1 12.5.10-14

hoặcNPK-S

10.5.10-5

0,9-1,0 0,9-1,0 0,9-1,0
7 Lân Nung chảy Lâm Thao 0,6-0,7
NPK-S*M1 12.5.10-14

hoặcNPK

10.5.10-5

1,0-1,1 1,0-1,1 1,0-1,1
> 8 Phân hữu cơ 50-75
Vôi bột 2-3
Lân Nung chảy Lâm Thao 0,7-0,8
NPK-S*M1 12.5.10-14

hoặcNPK-S

10.5.10-5

1,2-1,3 1,2-1,3 1,2-1,3

Tùy theo điều kiện đất, mật độ và giống cây có múi, liều lượng phân bón có thể giảm hoặc tăng khoảng 30%. Nếu tính cho 1ha thì các số liệu trên nhân với mật độ trồng cam, quýt từ 400 – 500 cây/ha (tính trung bình là 450 cây/ha).

Ngoài các loại phân trên cần dùng phân bón lá có chứa trung, vi lượng để phun vào các thời kỳ trước lúc ra hoa, quả non… theo sự hướng dẫn của các hãng sản xuất. Mỗi vụ quả phun 4 – 5 lần, cách 15 ngày 1 lần.

Các loại phân hữu cơ, vô cơ được bón cùng một lúc theo hình chiếu tán cây. Cuốc rãnh sâu xung quanh, rộng 30cm hoặc đào thành những hố rộng 20 – 30cm, sâu 20 – 30cm, phân trộn đều với nhau, rắc vào rãnh hoặc hố, lấp đất, tưới nước, kết hợp với làm cỏ, tủ gốc.

Chúc bà con nông dân sử dụng tổ hợp phân bón lân nung chảy và NPK-S Lâm Thao hợp lý để tăng năng suất, chất lượng cam, quýt và đạt hiệu quả kinh tế cao.