Chuyên gia hướng dẫn cách phòng chống bão trong nông nghiệp

Các chuyên gia thời tiết nhận định, bão Tembin – cơn bão số 16 có khả năng đổ bộ vào nước ta từ đêm 25 đến sáng sớm 26/12. Vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đây là cơn bão có cường độ mạnh, mưa to có thể gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

67

Vị trí và hướng đi của bão Tembin

Nhận định về cơn bão số 16

Theo nguồn tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và các trạm thời tiết iMetos (do Công ty Agrimedia cung cấp), từ chiều đến đêm nay (23/12) bão Tembin sẽ đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 16. Đây là cơn bão hoạt động trái mùa, có cường độ mạnh và nhiều khả năng đổ bộ trực tiếp vào nước ta vào đêm ngày 25/12, sáng sớm ngày 26/12. Diễn biến của bão có nhiều phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo.

Khu vực bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Do ảnh hưởng của bão, ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ đề phòng gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11-12 và mưa to đến rất to từ chiều ngày 25 đến 27/12.

Khu vực Tây Nguyên cũng sẽ có gió giật cấp 6, cấp 7  ở phía nam và có mưa vừa, có nơi mưa to trong các ngày 25-27/12.

Khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với rãnh gió tây và dòng xiết trên cao nên từ đêm 26 đến 28/12 cũng sẽ có mưa, rải rác có mưa vừa,  có nơi mưa to.

14

Ảnh mây vệ tinh của bão Tembin

Một số khuyến cáo trong sản xuất nông nghiệp

1. Thủy sản

* Đối với nuôi trong ao:

– Gia cố bờ ao, làm rào chắn kỹ lưỡng tránh sạt lỡ và va đạp làm ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi

– Chuẩn bị vôi nông nghiệp, các loại hóa chất, men vi sinh để xử lý khi mưa xuống nhằm hạn chế việc thay đổi môi trường đột ngộtâm

– Khi mưa xuống cần giảm lượng thức ăn, tăng cưòng Vitamin C, khoáng chất, men đường ruột nhằm tăng sức đề kháng cho tôm cá nuôi

– Kiểm tra môi trưòng thưòng xuyên để kịp thời xử lý khi môi trường thay đổi,

– Chuẩn bị nhân lực và vật lực đầy đủ để ứng phó với bất thường có thể xảy ra,

– Chủ động thu hoạch trước mưa bão, đồng thời có biện pháp bảo vệ các diện tích nuôi trồng thuỷ sản chưa đến kỳ thu hoạch.

* Đối với nuôi lồng bè:

– Di chuyển lồng bè nuôi về nơi an tòan, tránh gió va đập và dòng chảy mạnh

– Chuẩn bị vôi và các hóa chất để xử lý khi mưa xuống,

– Giảm lượng thức ăn và trộn thêm Vitamin C, khóang chất nhằm tăng sức đề kháng chocá nuôi

– Chuẩn bị nhân lực và vật lực đầy đủ để ứng phó với bất thường có thể xảy ra

– Chủ động thu hoạch trước mưa bão, đồng thời có biện pháp bảo vệ các lồng, bè chưa đến kỳ thu hoạch.

2. Cây trồng

– Các sản phẩm có thể thu hoạch được cần khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực thu hoạch nhanh như: lúa mùa, lúa thu đông đang chín, hoa màu và một số loại cây ăn quả (cây có múi, thanh long…). Với phương châm “ xanh nhà hơn già đồng”

– Diện tích lúa mới cấy và các cây trồng khác chưa thể thu hoạch cần chủ động tiêu nước đệm (nước ở mương, kênh, rạch) phù hợp với tình hình của từng địa phương, chuẩn bị các phương tiện để tiêu úng kịp thời.

– Đối với cây ăn quả cắt tỉa cành cây để hạn chế bị đổ, giảm thiệt hại do bão gây ra.

– Hồ tiêu: Các vườn tiêu nên gia cố lại bằng cách tăng cường bổ sung cây chống đỡ, buộc dây các cây trụ yếu; Các vườn tiêu trồng cây trụ sống, cây chắn gió cần rong tỉa. Kiểm tra hệ thống thoát nước xung quanh và trong vườn tiêu. Kiểm tra lưới che đảm bảo thông thoáng, thoát gió, buộc dây thêm cho các trụ tiêu leo bám kém.

– Cà phê: Để giảm bớt thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 16, chuyên gia khuyến cáo bà con không nên hái cà khi có mưa to từ 25-27/12; che tủ cà phê trên sân phơi, không để cà trôi theo các lỗ thoát nước; chú ý gia cố các sân kho, mái tôn; có biện pháp thoát nước tốt với vườn cà. Sau bão chú ý kiểm tra bệnh lở cổ rễ ở cà phê kiến thiết cơ bản.

Lan Anh