4 món ăn tất niên vừa ngon lại đơn giản, dễ làm cho bạn trổ tài nấu nướng

NNX – Nếu bạn đang lo lắng chưa biết nên làm những món ăn gì cho bữa tiệc tất niên gia đình sum họp, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị bữa tiệc cuối năm vừa ngon, vừa nhanh chóng, đảm bảo ai cũng thích.

  1. Lẩu bò nhúng dấm

Nguyên liệu:

– Thịt bắp bò: 400-500 gr

– Nước dừa tươi: 2 quả

– Dứa chín: 1 quả

– Cà rốt: 1 củ

– Dưa chuột: 1 quả

– Chuối xanh: 1 quả

– Dừa nạo: 100 gr

– Sả: 2 củ

– Mắm nêm, dấm trắng

– Bún, bánh tráng

– Giá đỗ, xà lách, rau thơm, rau mùi, kinh giới

Chế biến:

– Sả đem đập dập, thả vào nước dùng cho thơm.

– Nạo cùi dừa thành những lát mỏng.

– Dưa chuột, cà rốt nạo vỏ rồi thái lát mỏng hoặc xắt thành những thanh nhỏ, dài.

– Chuối xanh tước bỏ vỏ và cũng xắt như dưa chuột, cà rốt. Sau khi xắt chuối cần ngâm ngay vào 1 bát nước có pha dấm để chuối không bị thâm đen.

– Bổ quả dứa thành 3 phần, 1 phần xắt dài dùng để cuốn, 1 phần thái lát để thả vào nước dùng, 1 phần băm nhỏ để pha với mắm nêm.

– Đổ nước dừa tươi vào nồi, thả sả và dứa vào đun sôi khoảng 10 phút để lấy mùi thơm.

Lưu ý: Nước dừa tươi và dứa chín đã có độ ngọt nên không cần cho thêm đường, chỉ cần thêm hạt nêm cùng với một chút giấm tạo vị chua nhẹ cho nước dùng.

– Rau sống sau khi nhặt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra, vẩy ráo.

– Pha mắm nêm với dứa băm nhỏ và vài lát ớt.

– Bày tất cả các nguyên liệu của món bò nhúng dấm ra đĩa.

– Khi ăn, đặt nồi nước dùng lên bếp, đun sôi rồi nhúng thịt bò vừa chín tới. Dùng bánh tráng cuốn rau sống, chuối, dứa, dưa chuột, bún với thịt bò vừa nhúng, chấm mắm nêm và thưởng thức.

Thịt bò sẽ trở nên mềm và ngọt hơn sau khi chế biến. Món ăn này rất thích hợp cho những bữa nhậu tụ tập bạn bè hoặc quây quần với gia đình, nhất là trong những dịp đầu xuân năm mới.

  1. Lẩu gà

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, nồi lẩu gà là một lựa chọn thích hợp cho bạn và gia đình sum họp trong những cơm quây quần.

Nguyên liệu:

– Gà ta: 1 con (1,2-1,5 kg)

– 1 nồi nước dùng xương

– Tim, cật: 500 g

– Thuốc bắc: 1 gói

– Trứng lộn: 2 quả

– Nấm đông cô: 1 ít

– Cà chua: 3-4 quả

– Sả: 3-4 củ

– Hành hoa, rau mùi

– Rau các loại (rau cần, ngải cứu, cải cúc, cải xanh…)

– Gia vị: bột nêm, mì chính, sa tế

Chế biến:

– Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.

– Tim, cật rửa sạch, cắt bỏ phần hôi, thái miếng mỏng vừa.

– Rau các loại rửa sạch, để ráo.

– Cà chua thái múi cau, phi thơm với hành xào sơ.

– Chế phần nước dùng bao gồm: nước dùng từ xương linh cùng vài nhánh xả đập dập, nấm đông cô ngâm nở rửa sạch, 1 gói thuốc bắc, 2 quả trứng lộn, cà chua xào vừa tới cùng 3 thìa canh bột nêm.

  1. Canh măng

Nấu canh măng khá kỳ công nên bạn cần chuẩn bị sớm để có được nồi canh măng thật ngon cho cả nhà ăn Tết nhé!

Nguyên liệu:

300g măng khô

2 dẻ sườn vai

Hành khô, hành tươi

Dầu ăn, gia vị, mỳ chính, nước mắm

Chế biến:

– Măng khô ngâm nước khoảng 3 ngày. Hàng ngày bạn đổ nước cũ đi và thay nước mới 1 lần. Đến lần cuối thì ngâm măng qua nước gạo khoảng 3-4 giờ.

– Cho măng vào nồi luộc đến khi măng chín mềm. Sau đó, đổ măng ra rổ cho ráo nước rồi thái miếng vừa ăn.

– Ướp măng với hạt nêm khoảng 30 phút cho măng ngấm gia vị.

– Đem măng vào xào đến khi săn lại.

– Cho xương vào nồi, thêm chút gia vị xào cho thơm. Đổ ngập nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm đến khi xương mềm.

– Đổ măng đã xào vào nồi xương, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Đun sôi thêm 10-15 phút nữa.

– Hành củ chẻ nhỏ, trụng qua nước đun sôi rồi vớt ra ngay để hành được xanh, khi ăn bày hành lên trên bát rồi chan nước.

  1. Gà hấp muối

Thay món gà luộc bằng gà hấp muối, hương vị đậm đà và lạ miệng hơn.

Nguyên liệu:

– Gà ta nguyên con rửa sạch để ráo.

Cách làm:

– Ướp gà với ít muối, tiêu và bột ngọt, nhớ ướp đều cả trong lẫn ngoài, sau đó cho một ít lá chanh vào bụng gà.

– Thoa dầu mè bên ngoài gà để gà bóng mướt, không bị khô. Để khoảng 30 phút cho gà ngấm gia vị.

– Dùng một nồi lớn, chứa nguyên con gà, lót một lớp muối hạt dưới đáy, đặt gà lên một tô nhỏ (để hứng nước gà).

– Cho gà vào nồi đậy kín nắp, bắc lên bếp hấp với lửa vừa, khi có nhiều hơi bốc ra thì hạ lửa nhỏ, hấp chừng 45 phút thì tắt bếp.

Lưu ý: Khi hấp không mở nắp vung, dễ bay hơi nóng, gà không chín đều. Khi ăn chặt miếng hoặc xé nhỏ.