Dù cá có nhiều lợi ích nhưng không phải loại cá nào cũng tốt như nhau. Có 3 kiểu chế biến cá thuộc “danh sách đen” không nên ăn quá nhiều.
Y học cổ truyền Trung Quốc có câu “Động vật 4 chân không bổ như 2 chân. Loài vật có 2 chân không có giá trị cao bằng loài không có chân nào”. Điều đó mang ý nghĩa: Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, trâu, bò… không cao bằng gà, vịt… Nhưng gà vịt lại không thể nào bổ dưỡng bằng cá, lươn.
Theo “Báo cáo nghiên cứu khoa học về hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc năm 2021)”, ăn nhiều cá có thể làm giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở người trưởng thành.
Dù cá có nhiều lợi ích nhưng không phải loại cá nào cũng tốt như nhau. Có 3 loại cá thuộc “danh sách đen” không nên sử dụng quá nhiều. Đồng thời cũng có 3 bộ phận của cá bổ dưỡng nhất nhưng nhiều người bỏ qua.
3 bộ phận bổ nhất của con cá nhưng nhiều người bỏ qua
1. Bong bóng cá
Bong bóng là một cơ quan nội tạng của cá, có hình dáng giống một chiếc túi chứa không khí. Thực tế nó chính là một loại thuốc bổ cao cấp khi được phơi khô.
Bong bóng cá chứa nhiều protein chất lượng cao và ít calo. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều collagen, giúp làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa. Hàm lượng arginine cao trong bong bóng cá cũng có thể hỗ trợ chức năng của mạch máu. Ngoài ra, bong bóng cá còn chứa nhiều vitamin A, giúp cải thiện sự đàn hồi, giảm thiểu mệt mỏi và tăng cường hoạt động của trí não…
Bong bóng cá cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ trong Đông y, có vị ngọt và tính bình. Nó có tác dụng bổ thận ích tinh, tư dưỡng cân mạch, chỉ huyết, tán ứ tiêu thũng, đặc biệt có lợi cho đàn ông.
Khi mua bộ phận này của cá để sử dụng, hãy lựa chọn những loại màu trắng đục, khô ráo và tránh mua những loại có màu vàng sậm, ẩm ướt, mốc, hay có mùi tanh nồng. Đồng thời, không nên mua quá nhiều để dự trữ vì bong bóng cá dễ bị hỏng.
2. Đầu cá
Giá trị dinh dưỡng của đầu cá khá cao, có chứa nhiều khoáng chất như protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1… Hàm lượng protein trong một chiếc đầu cá cao tới 18,32% nhu cầu sử dụng của cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, đầu cá còn rất giàu axit béo không bão hòa đa và phospholipid… giúp phát triển trí não của bé và hỗ trợ cải thiện bệnh Alzheimer.
Lưu ý: Hàm lượng cholesterol trong đầu cá cao nên cần kiểm soát lượng tiêu thụ.
3. Vảy cá
Ít ai biết rằng phần vảy cá có chứa một lượng collagen, canxi, protein khá lớn… giúp bồi bổ sức khỏe, chống lại lão hóa và bảo vệ sức khỏe mạch máu, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, canxi trong vảy cá giúp củng cố xương chắc khỏe hơn, lecithin trong cá giúp cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Cá chế biến theo 3 cách này thì tốt nhất không nên ăn
1. Cá nấu chưa chín
Theo Wang Bojun (bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường đại học y khoa Ninh Ba, Trung Quốc): Ăn cá chưa nấu chín có thể dẫn đến việc nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Đặc biệt trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương do tiêu thụ đồ sống.
2. Cá chiên
Cá khi bị chiên hoặc qua quá trình chiên nhiều lần thì phần mỡ cá sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, tạo thành benzopyrene và các chất có hại khác. Việc tiêu thụ quá nhiều món ăn chứa mỡ cá này có thể tăng nguy cơ mắc suy tim hoặc ung thư thực quản.
Ngoài ra, quá trình chiên cũng dễ phá hủy các protein, vitamin, khoáng chất có trong cá do tác động của nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể con người.
3. Cá ướp muối
Trong quá trình cá được ngâm muối, nitrit có thể phản ứng với các amin để tạo thành nitrosamine, là chất gây ung thư mạnh.
Ngoài ra cá muối còn chứa lượng muối tương đối lớn. WHO đã liệt kê cá muối kiểu Trung Quốc là món ăn gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là ung thư vòm họng. Một số chuyên gia còn chứng minh rằng chỉ cần ăn một kg cá muối mặn kiểu Trung Quốc ngang với việc hút 250 điếu thuốc.