Chú ý phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản

Trong thời gian chuyển mùa, nhiệt độ giảm mạnh, nếu không được chăm chóc, quản lý tốt, thủy sản sẽ bị chết rét và nhiễm một số biện như nấm, vi khuẩn, vi rút…

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông xuân 2022 – 2023, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 4 – 5 đợt rét đậm, trong đó có ngày rét hại, vùng cao rét hại nặng đến rất nặng, có đợt rét đậm, rét hại xảy ra kéo dài khoảng 4 – 6 ngày; tổng lượng mưa cả mùa các khu vực trong tỉnh khả năng ở mức ít hơn trung bình nhiều năm.

Trong thời gian chuyển mùa, nhiệt độ giảm mạnh, nếu không được chăm chóc, quản lý tốt, động vật thủy sản sẽ bị chết rét và nhiễm một số biện như nấm, vi khuẩn, vi rút… Vì vậy, để chủ động phòng chống rét, dịch bệnh cho động vật thủy sản, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện một số nội dung như sau:

g

– Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu trên 1,5 – 2m. Làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng nilon (hoặc làm giàn cây leo trên mặt ao như giàn bí, giàn bầu…, thả bèo 1/3 – 2/3 diện tích mặt ao) để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho ao nuôi.

– Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách định kỳ 25 – 30 ngày bổ sung Vitamin C, B, A trộn vào thức ăn, liệu lượng liều lượng 500 – 1.000mg/kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục.

– Định kỳ bón vôi, liều lượng 1,5 – 2kg/100m3 (1 – 2 lần/tháng) xuống ao để ổn định môi trường ao nuôi và diệt mầm bệnh. Trong thời gian rét đậm, rét hại tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra thủy sản nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm thủy mi, trùng quả dưa, trùng bánh xe và ký sinh trùng…

– Đối với nuôi cá trong lồng bè, cần hạ độ sâu đảm bảo mực nước 3 – 4m, di chuyển lồng nuôi vào vị trí khuất gió; che phủ mặt lồng nuôi bằng bạt hoặc lưới đen vào thời gian rét đậm, rét hại.

– Đối với nuôi cá nước lạnh, các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm cần có phương án điều tiết, tích trữ số lượng nước; đồng thời chuẩn bị các máy móc, thiết bị cần thiết (máy bơm, máy sục khí, máy tạo dòng, hệ 2 thống lọc bán tuần hoàn…) để có biện pháp khắc phục khi lượng nước tại các sông, suối giảm do tổng lượng mưa cả mùa các khu vực trong tỉnh khả năng ở mức ít hơn trung bình nhiều năm.

– Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường, đảm bảo chất lượng nước ao nuôi theo yêu cầu kỹ thuật. Quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tổ chức thu hoạch sớm thủy sản đến kỳ thu hoạch để hạn chế thiệt hại do chết rét.