Hà Tĩnh: Hơn 1.000 con lợn chết sau bão số 10

Gió bão số 10 quần thảo, đánh tan nhiều trang trại, khiến Cẩm Xuyên – thủ phủ chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh chết hơn 1.000 con lợn. Nhiều trang trại hư hỏng nặng nhưng chủ cơ sở thiếu vốn để khắc phục, khiến những đàn lợn còn lại cũng gặp nguy.


Theo ông Trần Hữu Duyệt- Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, cơn bão số 10 khiến huyện này thiệt hại hơn 500 tỷ đồng, trong đó chăn nuôi lợn thiệt hại 23 tỷ đồng. Ngoài cơ sở vật chất bị tàn phá, theo ông Duyệt bão số 10 khiến hơn 1.000 con lợn của các trang trại trên địa bàn bị chết.

Theo ông Trần Hữu Duyệt- Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, cơn bão số 10 khiến huyện này thiệt hại hơn 500 tỷ đồng, trong đó chăn nuôi lợn thiệt hại 23 tỷ đồng. Ngoài cơ sở vật chất bị tàn phá, theo ông Duyệt bão số 10 khiến hơn 1.000 con lợn của các trang trại trên địa bàn bị chết.


Một trong những trang trại chịu thiệt hại nặng nề nhất là của hộ chị Vương Thị Minh Nga và anh Phan Xuân Hải, thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương. Cơn bão khiến vợ chồng chị Nga thiệt hại trên 1 tỷ đồng, với hơn 100 con lợn trên 70kg bị chết, chưa kể những thiệt hại cơ sở vật chất khác. Do các chuồng nuôi bị tàn phá nặng nề, vợ chồng chị Nga đã buộc phải di chuyện hơn 200 con trong tổng số 700 con lợn thịt tới gửi tại một số trang trại trên địa bàn.

Một trong những trang trại chịu thiệt hại nặng nề nhất là của hộ chị Vương Thị Minh Nga và anh Phan Xuân Hải, thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương. Cơn bão khiến vợ chồng chị Nga thiệt hại trên 1 tỷ đồng, với hơn 100 con lợn trên 70kg bị chết, chưa kể những thiệt hại cơ sở vật chất khác. Do các chuồng nuôi bị tàn phá nặng nề, vợ chồng chị Nga đã buộc phải di chuyện hơn 200 con trong tổng số 700 con lợn thịt tới gửi tại một số trang trại trên địa bàn.


Tại xã Cẩm Lạc, nơi có gần chục trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 500 con, cơn bão số 10 gây thiệt hại nặng nề. Một trong số đó là trang trại của anh Nguyễn Duy Thịnh. Cơn bão đã gần như đánh bay toàn bộ phần ngói lợp rộng hàng trăm mét vuông của khu nuôi chính. Ngay sau khi bão ngớt anh Thịnh đã phải huy động lực lượng di chuyển đàn lợn của mình sang khu nuôi đã bỏ đi trước đó.

Tại xã Cẩm Lạc, nơi có gần chục trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 500 con, cơn bão số 10 gây thiệt hại nặng nề. Một trong số đó là trang trại của anh Nguyễn Duy Thịnh. Cơn bão đã gần như đánh bay toàn bộ phần ngói lợp rộng hàng trăm mét vuông của khu nuôi chính. Ngay sau khi bão ngớt anh Thịnh đã phải huy động lực lượng di chuyển đàn lợn của mình sang khu nuôi đã bỏ đi trước đó.


Những trang trại lợn tơi tả.

Những trang trại lợn tơi tả.

Thời điểm PV có mặt tại trang của anh Nguyễn Kim Duy xã Cẩm Lạc là 3h chiều, trời nắng rất gắt. Do phía trên mái chủ trại dùng bạt che tạm bợ nên nhiệt độ trong trại nóng hơn bên ngoài rất nhiều. Anh Duy lo lắng, điều kiện thời tiết sẽ khiến dịch bệnh bùng phát, hoặc lợn ốm dẫn đến chết.

Thời điểm PV có mặt tại trang của anh Nguyễn Kim Duy xã Cẩm Lạc là 3h chiều, trời nắng rất gắt. Do phía trên mái chủ trại dùng bạt che tạm bợ nên nhiệt độ trong trại nóng hơn bên ngoài rất nhiều. Anh Duy lo lắng, điều kiện thời tiết sẽ khiến dịch bệnh bùng phát, hoặc lợn ốm dẫn đến chết.

Để giảm nhiệt độ trong chuồng, anh Duy đã phải lột bỏ một phần bạt che trên mái. Tối đến lại phải che lại đề phòng trời đổ mưa.

Để giảm nhiệt độ trong chuồng, anh Duy đã phải lột bỏ một phần bạt che trên mái. Tối đến lại phải che lại đề phòng trời đổ mưa. Vừa trải qua cơn bão giá (giá lợn giảm thấp kỷ lục trong nhiều năm), lại bị bão số 10 tàn phá, người chăn nuôi lợn ở Cẩm Xuyên nói riêng và cả Hà Tĩnh nói chung đang trải qua những ngày quá khó khăn. Nhiều hộ chăn nuôi cho biết, nếu không có chính sách giãn nợ từ các ngân hàng, cũng như sự hỗ trợ của chính quyền, họ sẽ khó lòng khôi phục lại chuồng nuôi.

Sau bão số 10, nhiều chủ đầm tôm trắng tay​

Trắng tay sau bão số 10, người dân Kỳ Thượng đang rất cần gạo cứu đói!​

Theo Dân trí