Kim ngân hoa và Cam thảo trong trà thảo mộc giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền đã có những phân tích sâu tính năng cũng như công dụng của các thảo mộc Kim ngân hoa và Cam thảo.

Tại tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Vận dụng y học cổ truyền trong phòng, chống các bệnh virus” được tổ chức mới đây, trước câu hỏi của độc giả về thức uống thảo mộc có tác dụng cụ thể gì trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.

tac dung than ky cua kim ngan hoa va cam thao hinh 1
PGS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.

Phân tích sâu hơn về công trình nghiên cứu cách đây 3 năm của Viện Y học ứng dụng Việt Nam về Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh, PGS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: “Trong Trà Thanh nhiệt Dr Thanh Thanh gồm 9 loại thảo mộc: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Hạ khô thảo, Cam thảo, Đản hoa, hoa Mộc miên, Bung lai và Tiên thảo. Trong 9 thảo dược này, thì có hai loại cần được nhấn mạnh với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giải độc, hỗ trợ chức năng gan là Kim ngân hoa và Cam thảo”.

Kim ngân hoa

Chống viêm và giảm nguy cơ ung thư: Thành phần của Kim ngân hoa bao gồm polysaccharide, polyphenol được (các nhà khoa học trung quốc, hàn quốc) chứng minh tác dụng ức chế 30% phát triển các tế bào ung thư mô liên kết, tế bào ung thư gan ở chuột thực nghiệm, không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Luteolin trong kim ngân hoa làm tăng quá trình chết theo lập trình của nhiều tế bào ung thư, do vậy làm mgiarm nguy cơ phát triển khối u ở biểu mô da, gan, buồng trứng ( giảm nguy cơ 34% nếu tiêu thụ đều lutein), ngoài ra còn có tác dụng thư giãn, chống trầm cảm.

Chống oxy hóa, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, có thể ức chế mạnh mẽ vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm liên cầu khuẩn sinh mủ, tụ cầu vàng, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn gây bệnh trong miệng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao,..

Có thể ức chế herpes simplex keratitis, virus cúm gây viêm phổi, virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, cytomegalo virut. Chiết xuất có thể ức chế và bất hoạt đáng kể virut Coxsackie 3, echovirut 19 (Trung quốc, Nhật Bản 2011-2013).

tac dung than ky cua kim ngan hoa va cam thao hinh 2
Kim ngân hoa.

Có tác dụng của hoa Kim ngân đối với sức khỏe bao gồm tăng tác dụng của thuốc, tăng khả năng chống virus của tế bào và bảo vệ cơ quan trong cơ thể đối với bệnh cúm.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao. Có hai enzyme là alpha-amylase và alpha- glycosidase ức chế hoặc làm chậm hấp thu đường, có tác dụng đến chuyển hóa lipid máu và tác dung tốt cho thành mạch do kiểm soát được gen apolipoprotein e (ApoE) cũng như giảm được nồng độ lipid và nồng độ cholesterol của đại thực bào THP-1 nạp lipid.

Kim ngân hoa còn có tác dụng hạ sốt do tăng biểu hiện của receptor PGE2 tại vùng trước của vùng dưới đồi. Kim ngân hoa còn có tác dụng giảm những tổn thương do quá trình oxy hóa các gốc tự do và tăng khả năng miễn dịch cho con người.

Cam thảo

Có tác dụng chống viêm do vi khuẩn gây ra. Tác dụng chống viêm của Cam thảo được nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình nội độc tố LPS của vi khuẩn và những hoạt chất được tập trung tìm hiểu là glabridin, isoliquiritigenin và axit glycyrrhizic.
Rễ của Cam thảo hoạt chất sapanosid.

Một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất glabridin có trong Cam thảo cho thấy chất này có tác dụng chống lại các ảnh hưởng của Prostagladin E2 (PGE2) và quá trình sản xuất Leucotriene B.

tac dung than ky cua kim ngan hoa va cam thao hinh 3
Cam Thảo thái lát sấy khô.

Liquiritin apioside, thành phần chống ho chính trong Cam thảo, đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn sớm của bệnh viêm hô hấp.

Mỗi ngày nên uống khoảng 2 chai, chia đều trong ngày, mỗi lần uống một vài ngụm, không nên uống một hơi hết một chai. Không nên chờ đến lúc khát mới uống.