Trẻ bị bệnh tay chân miệng, ăn gì thì tốt?

Mặc dù không gây nguy hại đến tính mạng nhưng về cơ bản, bệnh tay chân miệng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và lười ăn uống. Câu hỏi đặt ra là “khi bịbệnh tay chân miệngnên ăn gì thì tốt?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bố mẹ tìm ra câu trả lời hợp lý nhất.

Bệnh tay chân miệng và những điều chưa biết

Có thể nói, bệnh tay chân miệng là do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Những trẻ bị mắc chứng tay chân miệng thường lười ăn và thậm chí là bỏ ăn do các vết loét ở trong niêm mạc miệng gây ra, khiến con đau đớn, không muốn ăn uống gì.

Bệnh không chỉ gây ra những vết loét trong miệng của trẻ mà còn khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, đau họng và rất khó chịu. Do đó, trẻ hay quấy khóc, không chịu hợp tác với bố mẹ trong sinh hoạt cũng như ăn uống và vì thế mà dễ bị sụt cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Những lúc như thế, bố mẹ thường lo lắng và thắc mắc: “Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì mới mau lại sức và nhanh lành vết thương?”.

Kết quả hình ảnh cho bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì mới tốt?

Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ đau và không muốn ăn uống. Lúc này, bố mẹ đừng ép buộc trẻ sẽ khiến trẻ càng thêm sợ hãi, bố mẹ cũng đừng quá sốt ruột mà cần bình tĩnh lưu ý một số điểm như sau:

– Để trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích. Lúc này, dinh dưỡng hay không sẽ không còn quá quan trọng nữa. Miễn thức ăn mà trẻ muốn không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe là được.

– Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ bị đau trong miệng (miệng loét ra) nên sẽ thường khảnh ăn hơn so với bình thường. Thế nên, bố mẹ cần nấu thức ăn thật nhuyễn, đủ chất, mềm để cho trẻ dễ dàng ăn hơn. Vẫn cho trẻ ăn chế độ ăn như bình thường, chỉ cần lưu ý là làm lỏng nó, mềm như cháo bột (kể cả đối với những trẻ đã lớn) vì thức ăn cứng sẽ làm trẻ đau miệng hơn.

– Khi cho trẻ ăn, không nên để thức ăn nóng cho trẻ mà bố mẹ có thể làm mát chúng để tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ muốn ăn, giúp trẻ thoải mái hơn khi ăn.

– Để trẻ không chịu áp lực ăn uống lúc cơ thể khó chịu, bố mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ ra. Không nên ép trẻ ăn bởi lúc này miệng trẻ đang đau, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ thấy hứng thú hơn.

– Khi đút thức ăn cho trẻ thì hãy sử dụng những loại muỗng, thìa không có cạnh sắc nhọn. Bố mẹ cũng tránh không đụng vào các vết lở loét ở đầu lưỡi hoặc môi của trẻ để trẻ không bị sợ hãi, bỏ ăn.

Kết quả hình ảnh cho trẻ biếng ăn

– Nếu như trẻ không muốn ăn cơm, bố mẹ cũng đừng ép. Trẻ có thể ăn bổ sung bằng sữa chua, sữa bột hoặc bột dinh dưỡng, cháo nẫu nhuyễn, súp hầm thật kỹ hoặc nước hoa quả tươi mát là được. Với những trẻ đang bú mẹ thì nên tăng số lần bú lên vì khi đau miệng, mỗi lần bú trẻ sẽ bú được rất ít ít. Đến khi trẻ hồi phục và hết các vết loét trong miệng thì mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống bình thường trở lại.

– Trẻ cần được súc miệng sạch sẽ và được nghỉ ngơi giữa các bữa ăn, mỗi lần ăn nên cách nhau từ 3 – 4 giờ đồng hồ mới tiếp tục ăn bữa khác.

– Sau khi trẻ đã thuyên giảm (khoảng 4 – 5 ngày sau đó), mẹ nên cho bé ăn uống trở lại theo đúng với chế độ dinh dưỡng thông thường, không cần kiêng khem.

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tăng sức đề kháng, cho trẻ ăn đủ bữa và đủ dinh dưỡng trong ngày, ăn nhiều trái cây sạch để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng, cho trẻ rửa sạch tay trước khi ăn cơm, hạn chế cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc ti giả, tránh cho trẻ ăn chung với những trẻ khác đang có bệnh.